Tác giả
Đơn vị công tác
1 Phòng thí nghiệm trọng điểm Địa môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; dungluuviet@gmail.com; tuenguyentai@hus.edu.vn; khoa.k59ktdc@gmail.com; levandung.qltnmtkhtn@gmail.com
2 Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; dungluuviet@gmail.com; tuenguyentai@hus.edu.vn; khoa.k59ktdc@gmail.com; levandung.qltnmtkhtn@gmail.com
3 Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; hieupv.env@gmail.com
*Tác giả liên hệ: dungluuviet@gmail.com; Tel.: +84–904729009
Tóm tắt
Các chất dinh dưỡng trong môi trường nước biển vùng bờ có vai trò hết sức quan trọng đối với các hệ sinh thái và các loài sinh vật vùng bờ nhưng sự gia tăng hàm lượng của các chất dinh dưỡng này cũng gây tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái kể trên. Trong phạm vi của nghiên cứu này, hàm lượng của các chất dinh dưỡng gồm Amoni, Nitrate và Phosphate và các thông số hóa lý cơ bản trong môi trường nước biển vùng bờ tại khu vực phía nam Châu thổ sông Hồng đã được phân tích và đánh giá tại vùng cửa sông, rừng ngập mặn và vùng biển ven bờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị hàm lượng Nitrate có sự khác biệt rõ rệt giữa các khu vực lấy mẫu dao động từ 119±50,7 µg/L, 192,3±47,5 µg/L đến 454,8±204,1 µg/L tương ứng với vùng biển ven bờ, rừng ngập mặn và cửa sông. Kết quả tương tự cũng được quan sát thấy với Amoni với hàm lượng tương ứng là 835,3±246,4 µg/L, 405,7±126,7 µg/L, và 295,6±73,2 µg/L tương ứng với vùng cửa sông, rừng ngập mặn và vùng biển ven bờ. Các chất dinh dưỡng như Amoni và Nitrate đã vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT và tiêu chuẩn môi trường ASEAN đối với môi trường nước biển ven bờ cho mục đích nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của rừng ngập mặn trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng được vận chuyển từ lục địa ra vùng ven biển và cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu liên tục trong thời gian tới nhằm làm rõ vấn đề này.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Dũng, L.V.; Tuệ, N.T.; Hiếu, P.V.; Khoa, N.D.; Dũng, L.V. Nghiên cứu đặc điểm một số chất dinh dưỡng trong môi trường nước biển ven bờ khu vực phía Nam châu thổ sông Hồng
Tài liệu tham khảo
1. Tạng, V.T. Sinh thái học các hệ cửa sông Việt Nam (khai thác, duy trì và quản lý tài nguyên cho phát triển bền vững). 2009.
2. Barcellos, D. Phosphorus enriched effluents increase eutrophication risks for mangrove systems in northeastern Brazil. Mar. Pollut. Bull. 2019, 142, 58–63.
3. Fauzi, A. Shrimp pond effluent dominates foliar nitrogen in disturbed mangroves as mapped using hyperspectral imagery. Mar. Pollut. Bull. 2013, 76(1), 42–51.
4. Fauzi, A. Eutrophication of mangroves linked to depletion of foliar and soil base cations. Environ. Monit. Assess. 2014, 186(12), 8487–8498.
5. Manna, S. Dynamics of Sundarban estuarine ecosystem: eutrophication induced threat to mangroves. Saline Systems, 2010, 6(1), 8.
6. Mukhopadhyay, S. Fluxes of nutrients from the tropical River Hooghly at the land–ocean boundary of Sundarbans, NE Coast of Bay of Bengal, India. J. Mar. Syst. 2006, 62(1–2), 9–21.
7. Dangremond, E.M. Nitrogen Enrichment Accelerates Mangrove Range Expansion in the Temperate–Tropical Ecotone. Ecosystems 2020, 23, 703–714.
8. Hayes, M.A. The contrasting effects of nutrient enrichment on growth, biomass allocation and decomposition of plant tissue in coastal wetlands. Plant Soil 2017, 416(1), 193–204.
9. Luu, T.N.M. N, P, Si budgets for the Red River Delta (northern Vietnam): how the delta affects river nutrient delivery to the sea. Biogeochemistry 2012, 107(1), 241–259.
10. Le, T.P.Q. Long-term biogeochemical functioning of the Red River (Vietnam): past and present situations. Reg. Environ. Change 2015, 15(2), 329–339.
11. Skalar Analytical BV. Skalar SAN++ user guide. Breda, The Netherlands, 2019.
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018: Môi trường nước lưu vực sông, 2018.
13. Trang, C.T.T. Water quality in Cam-Bach Dang estuary area. In IRD Symposium on marine science, Hai Phong, 2013.
14. Tran, T.T.T. Nghiên cứu, xác định một số yếu tố dinh dưỡng môi trường nước nơi Ngán cư trú ở ven bờ biển Tỉnh Quảng Ninh. VNU J. Sci. Earth Environ. Sci. 2017, 33(1), 82–89.
15. Secretariat, A. ASEAN Marine Water Quality Management Guidelines and Monitoring Manual, in Australia Marine Science and Technology Ltd. (AMSAT), Australia, 2008.
16. Randall, D.J.; Tsui, T.K.N. Ammonia toxicity in fish. Mar. Pollut. Bull. 2002, 45(1),17–23.
17. Jensen, F.B. Nitrite disrupts multiple physiological functions in aquatic animals. Comp. Biochem. Physiol. A: Mol. Integr. Physiol. 2003, 135(1), 9–24.
18. Eddy, F.B. Ammonia in estuaries and effects on fish. J. Fish Biol. 2005, 67(6), 1495–1513.
19. Tanaka, K.; Choo, P.S. Influences of nutrient outwelling from the mangrove swamp on the distribution of phytoplankton in the Matang Mangrove Estuary, Malaysia. J. Oceanogr. 2000, 56(1), 69–78.
20. Gurmeet Singh, R.C.; Rajesh, K.R.; Prasad, M.B.; Ramanathan, A.L. Phosphorus dynamics in mangroves of India. Curr. Sci. 2015, 108(10), 1874–1881.
21. Lin, B.B.; Dushoff, J. Mangrove filtration of anthropogenic nutrients in the Rio Coco Solo, Panama. Manage. Environ. Qual. Int. J. 2004, 15(2), 131–142.
22. Tâm, P.H. Chất lượng nước biển ven bờ từ dữ liệu các trạm quan trắc môi trường phía Nam Việt Nam (2013–2017). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường 2018, 34, 95–109.
23. Lưu, N.T.; Đỗ, A.D.; Nguyễn, C.T. Hiện trạng môi trường nước, trầm tích quần đảo Nam Du, Kiên Giang, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2021, 57(2), 21–27.
24. Pham, T.L. Environmental gradients regulate the spatio-temporal variability of phytoplankton assemblages in the Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, Vietnam. Ocean Sci. J. 2017, 52(4), 537–547.
25. Reopanichkul, P. Wastewater discharge degrades coastal waters and reef communities in southern Thailand. Mar. Environ. Res. 2010, 69(5), 287–296.
26. Canini, N.D.; Metillo, E.B.; Azanza, R.V. Monsoon-influenced phytoplankton community structure in a Philippine mangrove estuary. Trop. Ecol. 2013, 54(3), 331–343.
27. Fatema, K.; Maznah, W.W.; Isa, M.M. Spatial and temporal variation of physico-chemical parameters in the Merbok Estuary, Kedah, Malaysia. Trop. Life Sci. Res. 2014, 25(2), 1.
28. Downing, J.A.; McClain, M.; Twilley, R.; Melack, J.M.; Elser, J. The impact of accelerating land-use change on the N–Cycle of tropical aquatic ecosystems: Current conditions and projected changes. Biogeochemistry 1999, 46, 109–148.