Tác giả

Đơn vị công tác

1 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST); hoangthaibinh@yahoo.com; chamvdl@gmail.com; thaodt010@wru.vn; hanhvdl@gmail.com; nguyenthaison99@gmail.com; maitrinhvinh@gmail.com

2 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; nmhuan61@gmail.com

*Tác giả liên hệ: maitrinhvinh@gmail.com; Tel: +84–989202527

Tóm tắt

Nghiên cứu này giải quyết bài toán hai chiều về chế độ thuỷ động lực tích hợp (sóng, dòng chảy và mực nước) khu vực biển Đà Nẵng bằng mô hình MIKE 21/3 Couple Model FM của DHI. Đây là một mô hình hiện đại đã và đang được áp dụng nghiên cứu mạnh mẽ ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Mô hình đã được áp dụng tính toán hiệu chỉnh và kiểm định với số liệu khảo sát thực địa và trạm quan trắc Hải văn Sơn Trà (tháng 05/2021) để tìm ra bộ thông số phù hợp cho kết quả chỉ số Nash và tương quan trên 70% của hiệu chỉnh và 75% của kiểm nghiệm. Từ đó, nghiên cứu sử dụng để mô phỏng chế độ thuỷ động lực khu vực biển Đà Nẵng biến động theo gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Các đặc trưng chế độ thủy động lực cũng cho thấy thể hiện tính chất mùa rõ nét và hình thành các hoàn lưu ven bờ với quy mô lớn nhỏ khác nhau tùy vào từng thời điểm. Nhìn chung, kết quả này có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về thủy động lực ba chiều, hệ thống hoàn lưu ven bờ (dòng RIP), vận chuyển bùn cát và biến đổi địa hình, bài toán ô nhiễm môi trường, sinh thái.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Bình, H.T.; Châm, Đ.Đ.; Thảo, Đ.T.; Hạnh, L.Đ.; Sơn, N.T.; Huấn, N.M.; Trinh, N.Q. Nghiên cứu các quá trình thủy động lực tích hợp (sóng, dòng chảy và mực nước) bằng MIKE 21/3 coupled model FM vùng biển Đà Nẵng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 735, 1-11. 

Tài liệu tham khảo

1. Đăng, V.H. và cs. Nghiên cứu đặc trưng thủy thạc động lực trong mùa gió đông bắc tại vùng biển Cô Tô bằng mô hình MIKE 21/3 FM Couple. Tạp chí Khí tượng thủy văn 2013, 634, 28–33.
2. Tiến, N.N. Ứng dụng mô hình MIKE 21/3 FM Couple nghiên cứu quá trình vận chuyển trầm tích tại vịnh Cam Ranh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 2014, 143, 129–137.
3. Chính P. Đ và cs Ứng dụng mô hình MIK 21/3 Couple mô phỏng chế độ thủy động lực vùng cửa sông Đà Nông. Tạp chí khoa học Biến đổi khí hậu 2020, 13, 20–30. 
4. Hồng, N.V.; Hoàng, T.T.; Vi, V.T.T.; Linh, H.T.M. Nghiên cứu tính toán dòng chảy khu vực cửa sông Cổ Chiên bằng mô hình MIK 21 FM. Tạp chí Khí tượng thủy văn 2016, 666, 21–35. 
5. Thái, T.H. Ứng dụng mô hình MIKE 21 FM mô phỏng chất lượng nước khu vực ven biển Đình Vũ. Tạp chí Phát triển KH&CN 2017, 20, 282–292. 
6. Toàn, H.C.; Linh, H.T.M.; Hoàng, T.T.; Hải, C.T.; Đông, N.P.; Quý, P.T.D.; Anh, N.T.; Long, P.T. Nghiên cứu đánh giá khả năng dự báo sóng bằng mô hình 2D. Tạp chí Khí tượng thủy văn 2019, 708, 75–82. 
7. Châm, Đ.Đ. và cs. Nghiên cứu diễn biến vùng ven biển cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình phục vụ thoát lũ và giao thông thủy trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, 2017. 
8. Châm, Đ.Đ. và cs. Nghiên cứu đánh giá các yếu tố thủy thạch động lực ảnh hưởng đến các quá trình bồi, xói vùng cửa sông, ven bờ từ Quảng Nam đến Phú Yên trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước KC.09.03/16–20, Hà Nội, 2020.
9. Giang, N.T. và cs. Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định cơ chế bồi lấp, sạt lở và đề xuất các giải pháp ổn định các cửa sông Đà Diễn và Đà Nông tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội. Báo cáo TKĐT cấp Nhà nước, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, Hà Nội, 2019.
10. Hùng, N. T. và cs. Nghiên cứu quá trình xói lở, bồi tụ dải bờ biển, cửa sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên–Huế, có xét tới ảnh hưởng của các tác động từ thượng nguồn và đề xuất giải pháp ổn định. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, Phòng TNTĐQG về Động lực học sông – biển, Hà Nội, 2020.
11. Hùng N. T.và cs. Quan trắc, khảo sát, đánh giá, xác định nguyên nhân gây ra sự cố đê kè biển của tỉnh (khu vực kè bãi tắm Quất Lâm huyện Giao Thủy, khu vực kè Cồn Tròn – Hải Thịnh huyện Hải Hậu, kè khu vực sinh thái Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng), Báo cáo đề tài nhánh, Phòng TNTĐQG về Động lực học sông – biển, Hà Nội, 2020.
12. Bình, H.T. Xác định hành lang thoát lũ trên sông vùng hạ du Vu Gia–Thu Bồn khi hệ thống công trình thủy điện ở thượng du đi vào vận hành trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam, Hà Nội, 2017.
13. Bình, B.Q.; Đức, Đ.Đ. Phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển 2018, 127(5A), 105–117.
14. Nga, T.T.; Phát, N.T. Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình ngập lụt lưu vự sông Cu Đê–Thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường 2020, 71, 101–108. 
15. https://danang.gov.vn/web/guest/gop–y–do–an/chi–tiet?id=3009&_c=94677463
16. DHI–MIKE 21/3 Couple Model FM, User Guide. DHI, 2014.
17. Coach N. M.; Trinh N. Q. Standardization of elevation system for the integration of continental and marine maps. Journal of Hydrometeorology 2009, 582, 19–26.
18. https DHI (2014). MIKE 21 TOOLBOX, User Guide.
19. https://coastwatch.pfeg.noaa.gov/erddap/griddap/NWW3_Global_Best.html
20. Center for Environmental Hydrodynamics. Field survey data in May 2021. 2021.
21. Trinh, N.Q. Estimated tide at Son Tra station in 2021.