Tác giả

Đơn vị công tác

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM; txdung@hcmus.edu.vn; nghthy140699@gmail.com

*Tác giả liên hệ: txdung@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–792293359

Tóm tắt

Trồng lúa là một trong những hoạt động sản xuất chính của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sau khi thu hoạch, rơm rạ được xử lý bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu là đốt, việc này vừa gây lãng phí nguồn tài nguyên vừa phát thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại. Nghiên cứu sử dụng phần mềm ALU (Agriculture and Land Use National Greenhouse Gas Inventory) để ước tính lượng phát thải khí do hoạt động đốt rơm rạ này gây ra. Kết quả cho thấy tại ĐBSCL năm 2012, hoạt động đốt rơm rạ phát thải 1598,8 nghìn tấn khí CO, kế đến là khí CH4 khoảng 164,9 nghìn tấn, còn lại khí NOx là 39,2 nghìn tấn và khí N2O là 1,2 nghìn tấn. Đến năm 2020, với sự thay đổi về sản lượng lúa và tỷ lệ đốt rơm rạ giảm nên lượng khí thải ước tính giảm xuống còn 1123,6 nghìn tấn khí CO, khí CH4 cũng giảm xuống còn 115,9 nghìn tấn, khí NOx còn 27,5 nghìn tấn và N2O còn 0,8 nghìn tấn. Điều này cho thấy xu hướng tích cực trong việc giảm phát thải khí từ hoạt động đốt rơm rạ tại ĐBSCL tuy lượng khí thải ra hiện vẫn còn tương đối lớn. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm dữ liệu hỗ trợ kiểm kê phát thải cũng như sử dụng trong quản lý chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam. 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Dũng, T.X.; Thy, N.H. Ước tính lượng khí phát thải do đốt rơm rạ trên đồng ruộng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 736, 25-35.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Báo cáo tổng kết đề xuất khung chính sách kiểm kê khí nhà kính và thực hiện các hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr. 109.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ 3 gửi Công ước khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu, NXB Dân trí, 2020, tr. 178.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo kỹ thuật đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam, Hà Nội, 2020, tr. 166.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2016–2020. NXB Dân trí, 2021, tr. 168.

5. Dũng, N.M. Ước tính lượng khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012, 10(1), 190–198.

6. Lê, H.A.; Hạnh, N.T.T.; Linh, L.T. Ước tính lượng khí phát thải do đốt rơm rạ tại đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học Trái đất và Môi trường 2013, 29(2), 26–33.

7. Cường, Đ.M.; Lê, H.A.; Cơ, H.X. Tính toán khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010–2015 và đề xuất các giải pháp giảm thiểu. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường 2016, 32(1S), 70–76.

8. Lê, H.A.; Anh, T.V.; Hưng, N.T.Q. Ước tính tổng lượng khí thải từ hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp 2017, 5(2017), 101–107.

9. Lê, H.A.; Thanh, N.V.; Phương, Đ.M.; Bằng, H.Q.; Hưng, N.Q.; Cường, Đ.M. Kiểm kê khí thải phát sinh do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng trên địa bàn thủ đô Hà Nội bằng ứng dụng vệ tinh SAR Sentinel–1. Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội: Các Khoa học Trái Đất và Môi trường 2021, 37, 1(2021), 85–96.

10. Nam, T.S.; Như, N.T.H.; Chiếm, N.H.; Ngân, N.V.C.; Việt, L.H.; Ingvorsen, K. Ước tính lượng và các biện pháp xử lý rơm rạ ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ, Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường 2014, 32, 87–93.

11. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO). Hướng dẫn nhanh về EX–AC: Tính toán và xác định mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) trong nông nghiệp, 2010.
12. Liệu, P.K.; Tuấn, T.A. Tính toán mức phát thải khí nhà kính của chính quyền thành phố Huế bằng công cụ Bilan Carbone, Hội thảo Khoa học Quốc gia “Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu”. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2011.

13. Công ước Thị trưởng Toàn cầu về Khí hậu và Năng lượng. Những lưu ý chi tiết kèm theo Khung báo cáo chung Công ước Thị trưởng Toàn cầu, 2019.
https://www.globalcovenantofmayors.org/wp–content/uploads/2019/08/Data–TWG_Reporting–Framework_GUIDANCE–NOTE_v9–to–share–VIETNAMESE.pdf

14. Natural Resource Ecology Laboratory of Colorado State University. Manual for the Agriculture and Land Use Software Program (ALU), 2018, pp. 634.

15. Ngọc, L.A.; Ân, P.Đ.; Long, P.T.; Liễu, N.T.; Trí, Đ.Q. Phát thải khí nhà kính trong tiểu lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010–2018. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 720, 78–86.

16. Sâm, L. Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp, 2003, tr. 422.

17. Định, L.X. Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long: nguyên nhân, tác động và cách ứng phó, Cục thông tin Khoa học và Công nghê Quốc gia, 2016, tr. 50.
https://vista.gov.vn/vn–uploads/tong–luan/2016/tl2–2016.pdf

18. Gadde, B.; Bonnet, S.; Menke, C.; Garivait, S. Air pollutant emissions from rice straw open field burning in India, Thailand and the Philippines. Environ. Pollut. 2009, 157, 1554–1558.

19. Le, H.A.; Phuong, D.M.; Linh, L.T. Emission inventories of rice straw open burning in the Red River Delta of Vietnam: Evaluation of the potential of satellite data. Environ. Pollut. 2020, 260, 113972.

20. The Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC). AR6 Climate Change 2021: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Sixth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press, 2021, pp. 3949.