Tác giả
Đơn vị công tác
1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ; hoanghuong.btb@gmail.com; Luongnvkttv@gmail.com; huanbtb@gmail.com
2 Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu; ngosygiai@gmail.com
*Tác giả liên hệ: hoanghuong.btb@gmail.com; Tel: +84–945698793
Tóm tắt
Nền kinh tế của tỉnh Nghệ An chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với lực lượng lao động tập trung cao. Tuy nhiên, năng suất lúa cũng như bình quân lương thực có hạt (lúa, ngô) theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước. Xuất phát từ tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của các chỉ số mưa nông nghiệp (Agricultural Rainfall Index – ARI) và chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (Standardized Precipitation Index – SPI) đến thiết lập lịch thời vụ gieo trồng và năng suất lúa, tác giả đã thực hiện tính toán, phân tích chỉ số ARI và SPI, sau đó tích hợp và lồng ghép thông tin cho 4 cây trong chính (lúa, ngô, lạc, đậu tương) trong các vụ mùa cho tỉnh Nghệ An. Với nguồn số liệu chính gồm: số liệu mưa, nhiệt ngày trong giai đoạn 1991–2020 từ 8 trạm khí tượng thủy văn tại tỉnh Nghệ An. Kết quả cho thấy, sự phân bố của các hình thái khô hạn, ẩm ướt và thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng theo thời gian (tuần, tháng, vụ, mùa…) và theo không gian (Bắc–Nam, Đông–Tây) rất phức tạp. Đối với cây lúa, khô hạn chiếm hình thái thời tiết chủ yếu trong vụ thu đông với tần xuất khá lớn (60–80%); trong khi ẩm ướt lại xuất hiện khá ít và không nghiêm trọng (0–10%). Đối với cây ngô, lạc, đậu tương, khô hạn chiếm hình thái chủ yếu ở vụ xuân (60–75%), trong khi đó, ẩm ướt xuất hiện nhiều nhất ở vụ thu đông.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hương, H.T.T.; Lượng, N.V.; Huấn, L.H.; Giai, N.S. Phân tích, đánh giá chỉ số mưa nông nghiệp (ARI), chuẩn hóa lượng mưa (SPI) và lồng ghép thông tin cho 4 cây trồng chính (lúa, ngô, lạc, đậu tương) trong thời kỳ 1991–2020 tại tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2022, 736, 52-63.
Tài liệu tham khảo
1. IPCC. Fourth Assessment Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation and Vulnerability. Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan, 2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Rese, 2007
2. McKee, T.B.; Doesken, N.J.; Kleist, J. The relationship of drought frequency and duration to time scale. In: Proceedings of the Eighth Conference on Applied Climatology, Anaheim, California, 17–22 January 1993. Boston, American Meteorological Society, 1993, 179–184.
3. Thanh, L.H.N.; Ngữ, N.H.; Linh, N.T.N.; Nõn, D.Q. Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đối với đất trồng lúa tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nông nghiệp 2018, 2(1), 547–558.
4. Biên, N.B. Nghiên cứu chỉ số mưa nông nghiệp (ARI) và chuẩn hóa lượng mưa (SPI) trong phân vùng khí hậu nông nghiệp và năng suất lúa tại tỉnh Hậu Giang. Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
5. Hà, N.T. Nghiên cứu dự báo năng suất ngô, lúa, đậu tương và xây dựng quy trình giám sát khí tượng cho 4 cây trồng chính (lúa, ngô lạc, đậu tương) bằng thông tin mặt đất ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2018.
6. Guttman, N.B. Accepting the Standardized Precipitation Index: a calculation algorithm. J. Am. Water Res. Asso. 1999, 35(2), 311–322.
7. World Meteorological Organization. Standardized Precipitation Index User Guide (M. Svoboda, M. Hayes and D. Wood). (WMO–No. 1090), Geneva, 2012.
8. World Meteorological Organization (WMO) and Global Water Partnership (GWP). Handbook of Drought Indicators and Indices (M. Svoboda and B.A. Fuchs), Integrated Drought Management Programme (IDMP), Integrated Drought Management Tools and Guidelines Series 2. Geneva, 2016.
9. Horion, S.; Carrão, H.; Singleton, A.; Barbosa, P.; Vogt, J. JRC experience on the development of Drought Information Systems. Europe, Africa and Latin America. EUR 25235 EN. Luxembourg (Luxembourg): Publications Office of the European Union, JRC68769, 2012. Doi:10.2788/15761.
10. Guttman, N.B. On the sensitivity of sample L moments to sample size. J. Clim. 1994, 7(6), 1026–1029.
11. Tỷ, T.V.; Minh, H.V.T. Xây dựng bản đồ hạn hán Đồng Bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2015, 226–233.
12. Thanh, L.H.N.; Ngữ, N.H.; Linh, N.T.N.; Nõn, D.Q. Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đối với đất trồng lúa tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nông nghiệp 2018, 2(1), 547–558.
13. Thơ, P.T.A.; Giai, N.S. Nghiên cứu đề xuất khai thác sử dụng các chỉ số hạn phục vụ đưa thông tin về hạn hán. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2018.
14. Lực, H.C.; Hòa, N.T. Nghiên cứu dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH Công nghiệp TPHCM (1998–2017), Trường Đại học công nghiệp Thành phố Minh, 2017.
15. Hạnh, N.T.M.; Tỷ, T.V.; Minh, H.V.T.; Trí, V.P.Đ. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng thủy văn và sản xuất nông nghiệp đến năng suất lúa vùng đê bao lửng tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2012, 23a, 165–173.
16. Khôi, Đ.X.; Quang, C.N.X. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hạn hán trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Tạp chí phát triển KH&CN 2014, 17, T3–2014.