Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Mỏ – Địa chất, Hà Nội, 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Hà Nội, Việt Nam; lengocanh@humg.edu.vn; nghian@stud.ntnu.no; anhphongpvu@gmail.com; vulien2808@gmail.com; vunhat.hoa241095@gmail.com; nguyenhuong.bg10295@gmail.com
*Tác giả liên hệ: lengocanh@humg.edu.vn; Tel: +84–966039670
Tóm tắt
Nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận mới dựa trên tài liệu địa chấn 3D để xây dựng mô hình lịch sử chôn vùi 1D tại các khu vực chưa có giếng khoan. Tài liệu sử dụng là tài liệu địa chấn phân giải cao 3D ngoài khơi Na Uy thuộc bể trầm tích Voring. Với mục tiêu xây dựng mô hình lịch sử chôn vùi 1D cho khu vực nghiên cứu, 3 vị trí giếng khoan giả định đã được xác định, trong đó giếng X được đặt ở vị trí đi qua đầy đủ nhất các phân vị địa tầng, giếng Y đặt tại đỉnh vòm nơi có tiềm năng bẫy chứa được đánh giá cao nhất. Địa tầng tại khu vực nghiên cứu gồm các trầm tích tuổi từ Creta đến đáy biển tương ứng với các tập trầm tích từ D đến Q. Sự nâng lên vào giữa Miocene dẫn đến sự bào mòn và gián đoạn trầm tích trên đỉnh vòm nơi giếng khoan giả định Y đi qua, lượng trầm tích bị bào mòn được xác định là khoảng 441m (vắng tập G, F). Mô hình lịch sử chôn vùi xây dựng cho giếng khoan tìm kiếm Y chỉ ra tại đây đá sinh Creta trên và Paleocene đã bước vào cửa sổ tạo dầu với độ phản xạ vitrinit từ 0,55 đến 1,2. Đá sinh chính của khu vực là Jurassic trên giàu vật chất hữu cơ nhất (TOC từ 0,1 đến 7%) đã bước vào pha tạo khí trên toàn khu vực bể trầm tích.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Ánh, L.N.; Nghĩa, N.V.; Phòng, T.V.; Liên, V.T.; Hoa, V.N.; Hương, N.T. Nghiên cứu xây dựng mô hình lịch sử chôn vùi 1d từ tài liệu địa chấn, áp dụng cho khu vực ngoài khơi Na Uy. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 287-296.
Tài liệu tham khảo
1. Nystuen, J.P.; Fält, L.M. Upper Triassic–Lower Jurassic reservoir rocks in the Tampen Spur area, Norwegian North Sea. Norw. Pet. Soc. Spec. Publ. 1995, 4, 135–179.
2. Eldholm, O.; Tsikalas, F.; Faleide, J. Continental margin off Norway 62–75 N: Palaeogene tectono–magmatic segmentation and sedimentation. Geol. Soc. 2002, 197(1), 39–68.
3. Brekke, H. et al. Sedimentary environments offshore Norway an overview. Norw. Pet. Soc. Spec. Publ. 2001, 10, 7–37.
4 . Anderton, R. et al. A dynamic stratigraphy of the British Isles: a study in crustal evolution. 1979.
5. Jordt, H. et al. Cenozoic sequence stratigraphy of the central and northern North Sea Basin: tectonic development, sediment distribution and provenance areas. Mar. Pet. Geol. 1995, 12(8), 845–879.
6. Scheck–Wenderoth, M. et al. The transition from the continent to the ocean: a deeper view on the Norwegian margin. J. Geol. Soc. 2007, 164(4), 855–868.
7. Storvoll, V.; Bjørlykke, K.; Mondol, N.H. Velocity–depth trends in Mesozoic and Cenozoic sediments from the Norwegian Shelf. AAPG Bull. 2005, 89(3), 359–381.
8. Fjeldskaar, W.; Johansen, H.; Dod, T.A.; Thompson, M. Temperature and maturity effects of magmatic underplating in the Gjallar Ridge, Norwegian Sea. In: Förster, A., Merriam, D.F. (eds) Geothermics in Basin Analysis. Computer Applications in the Earth Sciences. Springer, Boston, MA. 1999, pp. 131–149. https://doi.org/10.1007/978-1-4615-4751-8_7.
9. Langrock, U.; Stein, R. Origin of marine petroleum source rocks from the Late Jurassic to Early Cretaceous Norwegian Greenland Seaway evidence for stagnation and upwelling. Mar. Pet. Geol. 2004, 21(2), 157–176.