Tác giả
Đơn vị công tác
1 Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt; viet@bachvietunited.com; anh.phung@bachvietunited.com; quan.chung@bachvietunited.com
2 Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP.HCM; Nhduc@hcmunre.edu.vn
*Tác giả liên hệ: viet@bachvietunited.com; Tel.: +84–916181935
Tóm tắt
Sự phát triển không ngừng của khoa học không ảnh đã giúp các công tác đo đạc và khảo sát địa hình phục vụ thiết kế có những bước phát triển đột phá. Các thiết bị bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicles – UAVs) đã giúp công tác thu nhận và xử lý dữ liệu địa hình ngày càng hiệu quả hơn bằng cách tiết kiệm thời gian và chi phí khảo sát. Đồng thời sự phát triển của các phần mềm ứng dụng GIS đã giúp cho việc lưu trữ, tương tác dữ liệu khảo sát địa hình ngày càng đơn giản và nhanh chóng hơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày các kinh nghiệm chuyển đổi số bằng cách sử dụng thiết bị bay không người lái để khảo sát địa hình dạng vùng và dạng tuyến ở Việt Nam. Sau đó, các kết quả thu được sẽ được kiểm tra độ chính xác mặt bằng và độ cao dựa vào các điểm kiểm tra (Check Points). Cuối cùng, kết quả sẽ được hiển thị trên nền tảng WebGIS giúp các kĩ sư khảo sát, các kiến trúc sư có thể tương tác trên nền tảng (đo đạc khoảng cách, tính diện tích, ghi nhận các sai khác, v.v.) hiệu quả hơn ngay tại thực địa hay trong văn phòng phục vụ việc thiết kế, giám sát các dự án. Từ kết quả thực tế chứng minh ứng dụng UAV vào khảo sát địa hình, thiết kế công trình vừa đảm bảo độ chính xác, vừa mang lại những hiệu quả kinh tế rất lớn và phù hợp nhiều dạng khảo sát đặc thù ở Việt Nam.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Tài liệu tham khảo
1. Colomina, I.; Blázquez, M.; Molina, P.; Calaf, M.P. Towards a new paradigm for high–resolution low–cost photogrammetry and remote sensing. vol. XXXVII., 2008.
2. Hu, J.; Lanzon, A. An innovative tri–rotor drone and associated distributed aerial drone swarm control. Rob. Auton. Sys. 2018, 103(13), 162–174.
3. McKenna, A. The Future of Drone Use: Opportunities and Threats from Ethical and Legal Perspectives. Air Power in the Age of Total War, Asser Press – Springer, 355.
4. Eisenbeiss, H.; Lambers, K.; Sauerbier, M.; Li, Z. Photogrammetric documentation of an archaeological site (Palpa, Peru) Using an Autonomous Model Helicopter. International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, CIPA, Torino, 2005.
5. Grenzdörffer, G,J,; Engel, A.; Teichert, B. The Photogrammetric Potential of Low–Cost UAVs in Forestry and Agriculture. The International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, Beijing, 2008.
6. Fu, P.; Sun, J. Web GIS: principles and applications, Ersi Press, 2010.
7. Yu, L.; Gong, P. Google Earth as a virtual globe tool for Earth science applications at the global scale: progress and perspectives. Int. J. Remote Sens. 2012, 33(12), 3966–3986.
8. Rolfe, J. Do more GCPs equal more accurate drone maps?. Pix4D, 5 November 2018. Online Available: https://www.pix4d.com/blog/GCP–accuracy–drone–maps.
9. “Pix4D” Pix4D. Online Available: https://www.pix4d.com/product/pix4dmapper–photogrammetry–software. [Accessed 20 06 2021].
10. Snavely, K.N. Scene Reconstruction and Visualization from Internet Photo Collections. University of Washington Seattle, Washington, 2008.
11. Hyndman, R.J.; Koehler, A.B. Another look at measures of forecast accuracy. Int. J. Forecasting 2006, 22(4), 679–688.
12. Spatial, B.; GeoSolutions, Research, R. GeoServer. Online Available: http://geoserver.org/. [Accessed 15 June 2021].
13. PostGIS. Online Available: https://postgis.net/. [Accessed 15 June 2021].
14. Ramsey, P. The state of PostGIS. Presentation at FOSS4G 2011 conference, Denver, USA, 2011.
15. QGIS development Team, “QGIS” July 2002. Online Available: https://www.qgis.org/en/site/.
16. The Open Layers Dev Team, “OpenLayers” June 2006. Online Available: https://openlayers.org/. [Accessed 15 June 2021].
17. Orchard, L.M.; Pehlivanian, A.; Koon, S.; Jones, H. Professional JavaScript Frameworks: Prototype, YUI, Ext JS, Dojo and MooTools, Indiana, USA: Wiley: Indianapolis, 2009.
18. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư Quy định kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ tàu bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000. 2021.