Tác giả

Đơn vị công tác

1 Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí; annh1@pvep.com.vn

2 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ – Địa chất; nguyenvanthinh@humg.edu.vn

*Tác giả liên hệ: annh1@pvep.com.vn; Tel.: +84–912371575

Tóm tắt

Việc dự báo tướng thạch học và môi trường trầm tích để xác định trạng thái thủy động lực cho các tầng đá vôi chứa dầu khí với đặc trưng địa chất riêng biệt trong suốt quá trình thành tạo cũng như các ảnh hưởng trong quá trình biến đổi thứ sinh là thách thức lớn đối với các nhà địa chất. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã dự báo 3 tập trầm tích đá vôi trong bể trầm tích Sông Hồng trên cơ sở 6 tướng thạch học điển hình. Kết quả phân tích thạch học lát mỏng kết hợp với tài liệu địa chấn đã dự báo môi trường trầm tích của đá chứa thuộc loại khối xây rìa thềm; Sử dụng Logic mờ trong phân loại 6 tướng đá với các loại độ rỗng riêng biệt tương ứng với 6 đơn vị dòng chảy. Kết quả ứng dụng mô hình logic mờ trong việc phân loại tướng thạch học và dự báo độ thấm trên cơ sở số liệu địa vật lý giếng khoan của 3 giếng thăm dò đã được kiểm chứng tương ứng theo phương pháp truyền thống và độ thấm của mẫu lõi với mức độ thống nhất cao trên toàn khoảng vỉa đá vôi. Trên cơ sở đó, bài báo giới thiệu phương pháp ứng dụng mô hình logic mờ để xây dựng quy trình phân chia đơn vị dòng chảy và dự báo độ thấm cho các giếng không được lấy mẫu lõi tại tầng đá vôi khu vực phía Nam bể Sông Hồng.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

An, N.H.; Thịnh, N.V. Ứng dụng logic mờ phân chia đơn vị dòng chảy và dự báo độ thấm tầng đá vôi chứa khí bể Sông Hồng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 42-52. 

Tài liệu tham khảo

1. Bạt, Đ.; Dỹ, N.Đ.; Quynh, P.H.; Quế, P.H.; Hùng, N.Q.; Hiếu, Đ.V. Địa tầng các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam. Địa chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2007, tr. 141–181.
2. Hiệp, N. Địa chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2007.
3. An, L.H. Xác định phân tố thủy lực từ tài liệu ĐVLGK sử dụng mạng nơ–ron phục vụ đánh giá tầng chứa dầu khí. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ – Địa chất 2006, 14, 4–8.
4. Schlager, W. Carbonate sedimentology and sequence stratigraphy. Society for Sedimentary Geology, U.S.A, 2005, pp. 198.
5. Diệp, V.N.; Đang, H.N.; Cường, T.M.; Tín, N.T. Quá trình phát triển và thái hóa của đá carbonate tuổi Miocene trên đới nâng Tri Tôn phần Nam bể trầm tích Sông Hồng. Tạp chí Dầu khí 2011, 7, 19–28.
6. Phong, N.X.; Ngọc, N.; Hoàng, C.M.; An, L.H.; Đang, H.N. Sinh địa tầng trầm tích carbonate hệ tầng Tri Tôn, Nam bể Sông Hồng. Tạp chí Dầu khí 2016, 7, 40–47.
7. Phong, N.X.; An, L.H., nnk Đặc điểm biến đổi sau trầm tích của đá vôi Miocen giữa Hệ tầng Tri Tôn nam bể Sông Hồng. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ – Địa chất, 2017, 58(5), 335–347.
8. Tân, M.T. Sự phát triển của phương pháp địa chấn địa tầng trong thăm dò dầu khí. 1999.
9. James, N.P.; Dalrymple, R.W. Facies models 4. Geol. Assoc. Can. 2010, pp. 454.
10. Tân, M.T. Công nghệ địa chấn trong nghiên cứu đặc điểm tầng chứa dầu khí. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2007, tr. 391–402.
11. Zadeh, L.A. Fuzzy sets. Inf. Control 1965, 8, 338–353.
12. Cường, B.C.; Phước, N.D. Hệ mờ mạng Nơron và ứng dụng. NXB KH&KT, 2001.