Tác giả

Đơn vị công tác

1 Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh; nhauyen595@gmail.com; anhnh@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: anhnh@hcmunre.edu.vn

Tóm tắt

Bài báo sử dụng phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách và GIS để phân vùng chất lượng nước đầm phá Tam Giang–Cầu Hai. Nghiên cứu sử dụng 26 vị trí quan trắc môi trường trên đầm phá, thời gian thu mẫu là vào các tháng 2, 4, 6, 8 năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các thông số môi trường nước mặt khu vực nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08–MT: 2015/BTNMT. Cụ thể: giá trị pH từ 6,8 ÷ 8,4, TSS có giá trị từ 2 ÷ 26,8 mg/l, nồng độ COD là 9 ÷ 16,6 mg/l, giá trị BOD5 từ 1 ÷ 4,5 mg/l; NH4+ từ 0,016 ÷ 0,201 mg/l. Kết quả phân vùng chất lượng nước theo phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách (IDW) có thể sử dụng được trong xây dựng bản đồ đánh giá và phân vùng chất lượng nước.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Anh, N.H.; Uyên, N.Đ.N.; Hồng, H.V. Phân vùng chất lượng nước hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 94-102. 

Tài liệu tham khảo

1. Thạnh, T.Đ.; Lân, T.Đ.; Cử, N.H.; Huy, Đ.V. Tiến hóa và động lực hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2010.

2. Anh, N.H. Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ, Huế. 2012.

3. Trang, C.T.T.; An, P.H.; Tú, T.A.; Cường, L.Đ.; Thạnh, T.Đ.; Thành, T. Mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm khu vực Phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên Huế bằng mô hình DELFT–3D. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 2014, 14 (3), 272–279.

4. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020.

5. David, F.W. A refinement of inverse distance weighted interpolation. Geoprocessing 1985, 2, 315–327.

6. Yên, P.Q.; Nga., N.T.T.; Hạnh, T.T. Nghiên cứu, thực nghiệm so sánh các phương pháp mô hình hóa địa hình. Tạp chí đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Khoa học trái đất và môi trường 2019, 35(4), 68–79.

7. Hiền, N.T.T.; Nam, P.H.; Hòa, N.H.; Khanh, N.T. Ứng dụng GIS và thuật toán nội suy không gian xây dựng bản đồ chất lượng nước suối Nậm La chảy qua Thành phố Sơn La. Tạp chí Khoa học & Công nghệ 2018, 189(3), 39–43.

8. Tan, Q.; Xu, X. Comparative analysis of spatial interpolation methods: an experimental study. Sensors Transducers 2014, 165(2), 155–163.

9. Pohjola, J.; Turunen, J.; Lipping, T. Creating Highresolution Digital Elevation Model Using Thin Plate Spline Interpolation and Monte Carlo Simulation. Working Report, 2019.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08–MT:2015/BTNMT. 2015.