Tác giả
Đơn vị công tác
1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; nvthang.62@gmail.com; pttnga.monre@gmail.com; kien.cbg@gmail.com; hatruongminh169@gmail.com; nguyenhue188@gmail.com; vvthang26@gmail.com
*Tác giả liên hệ: vvthang26@gmail.com; Tel.: +84-986 464 599
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá sự biến đổi của các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa cũng như các yếu tố khí hậu cực đoan khi nhiệt độ toàn cầu nóng lên 1,5°C và 2°C cho Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa các sản phẩm và số liệu của Kịch bản biến đổi khí hậu 2020 cho thấy ngưỡng nóng lên toàn cầu 1,5°C và 2,0°C ứng với kịch bản tổ hợp RCP4.5+RCP8.5 so với thời kì tiền 1986-2005 lần lượt là 2020-2039, 2036-2055. Với ngưỡng nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1,5°C, nhiệt độ và các yếu tố cực trị của nhiệt độ đều có xu thế tăng trên toàn quốc, nhiệt độ trung bình năm tăng cao nhất ở khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 5-40 ngày và tăng nhiều nhất ở Nam Trung Bộ, cùng với đó là số ngày rét đậm có xu thế giảm so với thời kỳ cơ sở. Lượng mưa cực trị có xu thế tăng, tương ứng là chỉ số hạn hán SPI quy mô 3 tháng có xu thế giảm. Trong khi với ngưỡng ngưỡng nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 2,0°C, các yếu tố nhiệt độ có xu hương tăng mạnh hơn, số ngày nắng nóng cũng tăng lên đến 60 ngày, số ngày rét đậm giảm từ 20-30 ngày. Các yếu tố cực trị về lượng cũng tăng mạnh hơn, và chỉ số hạn hán giảm hầu hết trên cả nước, một số khu vực như Tây Nguyên và Nam Bộ lại có xu thế tăng.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Thắng, N.V.; Ngà, P.T.T., Kiên, T.B.; Minh, H.T.; Huệ, N.T.T.; Thăng, V.V. Sự thay đổi của các hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam trong tương lai theo ngưỡng nóng lên toàn cầu 1,5°C và 2,0°C. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 389-398.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên Môi trường. Thông báo lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, 2003.
2. Bộ Tài nguyên Môi trường Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009.
3. Bộ Tài nguyên Môi trường, Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, 2010.
4. Bộ Tài nguyên Môi trường, Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2012.
5. Bộ Tài nguyên Môi trường, Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2016.
6. Bộ Tài nguyên Môi trường, Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2021.
7. IPCC, Special Report on Global Warming of 1,5°C (SR15), 2018.
8. Karmalkar, A,V.; Bradley, R.S. Consequences of Global Warming of 1.5 °C and 2 °C for Regional Temperature and Precipitation Changes in the Contiguous United States. PLOS ONE, 2017.