Tác giả

Đơn vị công tác

1 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; npanh2504@gmail.com; thuybanguyen@gmail.com; ngocpkchibo@gmail.com

2 Trường đại học Kumamoto, Nhật Bản; sooyoulkim@kumamoto-u.ac.jp

*Tác giả liên hệ: thuybanguyen@gmail.com; Tel.: +84–975853471

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, bão trên Biển Đông và nước dâng do bão tại ven biển Bắc Bộ được đánh giá trong giai đoạn khí hậu hiện tại (1951–2010) và khí hậu tương lai (2051–2110) để phục vụ xây dựng phương án ứng phó và quy hoạch. Trong đó, số liệu bão trong hai giai đoạn này được thu thập từ kết quả của mô hình MRI–CGCM3, thuộc dự án các mô hình khí hậu lần 5 (CMIP5 – Coupled Model Intercomparison Project Phase 5). Với giai đoạn 2051–2110, mô hình MRI–CGCM3 được áp dụng cho kịch bản phát thải cao nhất (RCP 8.5) để mô phỏng bão tương lai. Kết quả mô phỏng bão trên Biển Đông từ mô hình trong giai đoạn 1951–2010 được đánh giá với số liệu bão thực tế và đã cho thấy có sự tương đồng giữa 2 nguồn số liệu. Về xu thế biến đổi của bão trong khí hậu tương lai, bão mạnh có xu hướng dịch xuống phía Nam, tập trung nhiều tại ven biển Thanh Hóa–Hà Tĩnh và xuất hiện muộn hơn, số lượng bão yếu và trung bình có xu thế giảm, số lượng bão mạnh và rất mạnh có xu thế tăng so với giai đoạn khí hậu hiện tai. Khu vực có nước dâng do bão lớn dịch chuyển xuống phía Nam, ven biển các tỉnh Thanh Hóa–Hà Tĩnh là nơi sẽ có nước dâng bão lớn nhất với độ cao nước dâng lớn nhất có thể lên tới 4,0m.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Anh, N.P.; Thủy, N.B.; Ngọc, P.K.; Kim, S. Đánh giá bão trên Biển Đông và nước dâng do bão tại ven biển Bắc Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 737, 75-87.

Tài liệu tham khảo

1. Thủy, N.B. Nghiên cứu lựa chọn mô hình dự báo nước dâng do bão vào dự báo nghiệp vụ tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017.

2. Chiến, Đ.Đ.; Thủy, N.B.; Sáo, N.T.; Thái, T.H.; Kim, S. Nghiên cứu tương tác sóng và nước dâng do bão bằng mô hình số trị. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2014, 647, 19–24.

3. Thủy, N.N. Nghiên cứu cơ chế gây nước dâng sau khi bão đổ bộ tại ven biển Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 2017, 17(4B), 208–216.

4. Thuy, N.B.; Kim, S.; Dang, V.H.; Cuong, H.D.; Wettre, C.; Hole, L.R. Assessment of Storm Surge along the coast of Central Vietnam. J. Coastal Res. 2017, 33, 518–530.

5. Thuy, N.B.; Kim, S.; Anh, T.N.; Cuong, N.K.; Thuc, P.T.; Hole, L.H. The influence of moving speeds, wind speeds, and sea level pressures on after–runner storm surges in the Gulf of Tonkin, Vietnam. Ocean Eng. 2020, 212, 107613.

6. Thông, B.X.; Lai, N.V. Phương pháp xác định mực nước dâng cực đại có thể xảy ra do bão tại khu vực công trình đê biển. Tạp chí Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường 2008, 23, 48–57.

7. Mạnh, Đ.V. và cs. Tính toán cao độ mực nước biển phục vụ thiết kế công trình ven biển. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2014.

8. Mạnh, Đ.V. và cs. Nghiên cứu để cập nhật, chi tiết hóa bộ số liệu cơ bản về triều, nước dâng dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam phục vụ tính toán thiết kế, củng cố nâng cấp đê biển. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Cơ học, Hà Nội, 2008.

9. Ưu, Đ.V. và cs. Đánh giá biến động mực nước biển cực trị do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu phục vụ chiến lược kinh tế biển. Báo cáo tổng kết đề tài KC–09.23/06–10, Đại học QGHN, Hà Nội, 2010.

10. Chiến, Đ.Đ. Nghiên cứu đánh giá nước dâng do bão tại ven biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Luận án Tiến sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, 2016.

11. Shimura, T.; Mori, N.; Mase, H. Future projections of extreme ocean wave climatesand the relation to tropical cyclones–Ensemble experiments of MRI–AGCM3.2H. J. Clim. 2015, 28, 9838–9856.

12. Yasuda, T.; Nakajo, S.; Kim, S.; Mase, H.; Mori, N.; Horsburgh, K. Evaluation of future storm surge risk in East Asia based on state–of–the–art climate change projection. Coastal Eng. 2014, 83, 65–71. doi:10.1016/j.coastaleng.2013.10.003.

13. Shimura, T.; Mori, N. (2016). Projection of tropical cyclone–generated extreme wave climate based on CMIP5 multi–model ensemble in the Western North Pacific. Clim. Dyn. 2017, 49, 1449-1462. doi:10.1007/s00382-016-3390-2.

14. Yasuda, T.; Mase, H.; Mori, N. Projection of future typhoons landing on Japan based on a stochastic typhoon model utilizing AGCM projection. Hydrol. Res. Lett. 2010, 4, 65–69. http://dx.doi.org/10.3178/HRL.4.65.

15.  Kim, S.Y.; Yasuda, T.; Mase, H. Numerical analysis of effects of tidal variations on storm surges and waves. Appl. Ocean Res. 2010, 28, 311–322.