Tác giả
Đơn vị công tác
1Tổng cục Khí tượng Thủy văn
Tóm tắt
Bài báo này trình bày kết quả ứng dụng phương pháp lọc Kalman để hậu xử lý kết quả dự báo quỹ đạo và cường độ từ các mô hình số trị toàn cầu GSM của Nhật Bản, GFS của Mỹ và IFS của Trung tâm Dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu theo hai phương án khác nhau. Các kết quả đánh giá cho 24 cơn bão trong các mùa bão 2015-2019 đã cho thấy chất lượng dự báo quỹ đạo và cường độ bão đã được cải thiện đáng kể khi áp dụng lọc Kalman để hiệu chỉnh trong đó phương án hiệu chỉnh trực tiếp giá trị dự báo của mô hình đem lại nhiều hiệu quả nhất. Mức độ cải thiện tăng theo hạn dự báo.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trần Hồng Thái, Võ Văn Hòa (2019), Ứng dụng lọc Kalman trong hậu xử lý kết quả dự báo quỹ đạo và cường độ bão cho một số mô hình dự báo số trị toàn cầu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, EME2, 120-129.
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Đức Cường (2011), Nghiên cứu ứng dụng mô hình WRF phục vụ dự báo thời tiết và bão ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ.
2. Võ Văn Hòa và cộng sự (2008), Nghiên cứu ứng dụng dự báo tổ hợp cho một số trường dự báo bão. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ.
3. Võ Văn Hòa và cộng sự (2012), Nghiên cứu phát triển hệ thống dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn cho khu vực Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ.
4. Phan Văn Tân, Bùi Hoàng Hải (2004), Ban đầu hóa xoáy ba chiều cho mô hình MM5 và ứng dụng trong dự báo quỹ đạo bão. Tạp chí KTTV, 526, 14-25.
5. Phan Văn Tân, Nguyễn Lê Dũng, (2009), Thử nghiệm ứng dụng hệ thống WRF-VAR kết hợp với sơ đồ ban đầu hóa xoáy dự báo quĩ đọa bão trên biển Đông. Tạp chí KTTV, 583, 1-9.
6. Dư Đức Tiến, Ngô Đức Thành, Kiều Quốc Chánh, Nguyễn Thu Hằng (2016), Khảo sát sai số dự báo và kĩ năng dự báo quỹ đạo và cường độ bão của các trung tâm dự báo và các mô hình động lực trên khu vực Biển Đông. Tạp chí KTTV, 661, 17-23.
7. Trần Tân Tiến và cộng tác viên (2010), Xây dựng công nghệ dự báo liên hoàn bão, nước dâng và sóng ở Việt Nam bằng mô hình số với thời gian dự báo trước 3 ngày. Báo cáo tổng kết Đề tài NCKH cấp Nhà nước thuộc Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”. MS: KC.08.05/06-10.
8. Trần Tân Tiến, Công Thanh, Nguyễn Thị Phượng (2012), Dự báo cường độ bão bằng mô hình WRF hạn 5 ngày trên khu vực biển Đông. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, T28 (3S), 155-160.
9. Trần Tân Tiến, Công Thanh, Nguyễn Minh Trường, Trần Duy Hiền (2009), Đánh giá bước đầu khả năng dự báo quỹ đạo bão bằng mô hình MM5 kết hợp với cài xoáy nhân tạo và cập nhật số liệu địa phương khu vực Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, T25 (1S), 109-114.
10. Công Thanh (2014), Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến Việt Nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu. Luận án tiến sĩ khí tượng và khí hậu học, 160.
11. Kiều Thị Xin, Lê Công Thành, Phan Văn Tân (2002), Áp dụng mô hình số khu vực phân giải cao vào dự báo hoạt động của bão ở Việt Nam và biển Đông. Tạp chí KTTV, 499, 12-21.
12. Marchok, T.P., (2002), How the NCEP tropical cyclone tracker works. Preprints, 25th conference on hurricanes and tropical meteorology, San Diego, CA, 21-22.
13. Person, A., (1991), Kalman filtering - A new approach to adaptive statistical interpretation of numerical meteorological forecasts. Lectures and papers presented at the WMO training on the interpretation of NWP products in terms of local weather phenomena and their verification, WMO, Wageningen, the Netherlands, XX-27-XX-32.