Tác giả
Đơn vị công tác
1Viện Địa chất và Địa vật lý biển - VAST
2Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học - HUS
3Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Tóm tắt
Các đặc trưng biến động của trường nhiệt độ bề mặt vùng biển Nam Trung Bộ đã được phân tích thống kê dựa trên chuỗi số liệu nhiệt độ bề mặt biển (SST) hàng ngày toàn cầu độ phân giải cao phiên bản 4.1 (MUR-JPL-L4-GLOB-v4.1) từ tháng 6 năm 2002 đến tháng 5 năm 2018 do Trung tâm Lưu trữ Phân phối Hải dương học vật lý (PO.DAAC) thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA cung cấp. Các kết quả cho thấy phân bố không gian của trường SST trung bình vùng biển Nam Trung Bộ thay đổi đáng kể theo mùa, cao vào mùa hè và thấp vào mùa đông, chênh lệch trung bình mùa cực đại lên đến 5°C. Đặc điểm nổi bật là sự tồn tại của lưỡi nước lạnh dưới 25°C ăn sâu xuống phía nam dọc theo bờ biển miền Trung trong mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và vùng nước mát có nhiệt độ nhỏ hơn 28°C ngoài khơi bờ biển Ninh Thuận trong mùa hè là hệ quả của hiện tượng nước trồi do gió mùa Tây Nam. Biến động mùa của trường SST thay đổi khá lớn theo từng năm. Phân bố không gian của xu thế biến động SST trung bình năm vùng biển Nam Trung Bộ dao động trong khoảng từ 0,0 đến hơn 0,6°C/10 năm trong giai đoạn 2002- 2018, gần như toàn vùng thể hiện xu thế tăng mạnh, trừ khu vực biển ven bờ có xu thế tăng nhẹ. Vùng có xu thế tăng của SST lớn nhất là vùng phía ngoài kinh tuyến 110, cực đại lên đến hơn 0,6°C/10 năm. Tuy nhiên, xu thế biến động SST thể hiện sự khác nhau rõ rệt theo mùa. Xu thế tăng là chủ đạo trên toàn vùng biển, mức độ tăng cực đại xuất hiện trong mùa thu và mùa hè, mùa đông và mùa xuân có xu thế tăng thấp hơn. Xu thế giảm chỉ xuất hiện ở vùng ven bờ trong mùa xuân, hè và đông. Đặc biệt trong mùa xuân, vùng biển ven bờ từ Quảng Ngãi đến Phú Yên có xu thế giảm mạnh, tốc độ giảm lớn nhất đạt khoảng hơn -0,4°C/10 năm.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Vũ Hải Đăng, Nguyễn Minh Huấn, Nguyễn Bá Thủy, Đỗ Ngọc Thực (2019), Nghiên cứu các đặc trưng biến động của trường nhiệt độ bề mặt vùng biển Nam Trung Bộ giai đoạn 2002-2018. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, EME2, 139-145.
Tài liệu tham khảo
1. Hoegh-Guldberg, O., Cai, R., Poloczanska, E.S., Brewer, P.G., Sundby, S., Hilmi, K., Fabry, V.J., Jung, S., (2014), The Ocean. In: Climate Change 2014: Impacts, Adaptation, and Vulnerability. Part B: Regional Aspects. Contribution of Working Group II to the Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change (Barros, V.R., C.B. Field, D.J. Dokken, M.D. Mastrandrea, K.J. Mach, T.E. Bilir, M. Chatterjee, K.L. Ebi, Y.O. Estrada, R.C. Genova, B. Girma, E.S. Kissel, A.N. Levy, S. MacCracken, P.R. Mastrandrea, and L.L. White (eds.)). Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA, 1655-1731.
2. Lawrence, S.P., Llewellyn-Jones, D.T., Smith, S.J., (2004), The measurement of climate change using data from the Advanced Very High Resolution and Along Track Scanning Radiometers. Journal of Geophysical Research, 109, C08017, doi:10.1029/2003JC002104.
3. Barbosa, S.M., Andersen, O.B., (2009), Trend patterns in global sea surface temperature. International Journal of Climatology, 29 (14), 2049-2055.
4. Nykjaer, L., (2009), Mediterranean Sea surface warming 1985-2006. Climate Research, 39 (1), 11-17.
5. Shaltout, M., Omstedt, A., (2014), Recent sea surface temperature trends and future scenarios for the Mediterranean Sea. Oceanologia, 56 (3), 411-443.
6. Ginzburg, A.I., Kostianoy, A.G., Sheremet, N.A., (2004), Seasonal and interannual variability of the Black Sea surface temperature as revealed from satellite data (1982-2000). Journal of Marine Systems, 52 (1), 33-50.
7. Sakalli, A., Başusta, N., (2018), Sea surface temperature change in the Black Sea under climate change: A simulation of the sea surface temperature up to 2100. The International Journal of Climatology, 38 (13), 4687-4698.
8. Fang, G., Chen, H., Wei, Z., Wang, Y., Wang, X., Li, C., (2006), Trends and interannual variability of the South China Sea surface winds, surface height, and surface temperature in the recent decade. Journal of Geophysical Research, 111, C11S16.
9. Park, Y.G., Choi, A., (2017), Long-term changes of South China Sea surface temperatures in winter and summer. Continental Shelf Research, 143, 185-193.
10. Đinh Văn Ưu, Đoàn Bộ, Hà Thanh Hương, Phạm Hoàng Lâm, Hoàng Đức Hiền (2005), Tương quan biến động điều kiện môi trường và ngư trường nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển khơi nam Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, KHTN & CN, 3PT, 108-117.
11. Phạm Văn Huấn và Phạm Hoàng Lâm (2006), Một số kết quả khai thác cơ sở dữ liệu hải dương học để nghiên cứu biến động môi trường nước vùng biển xa bờ Việt Nam. Tạp chí Khí tượng thủy văn, 548, 28-38.