Tác giả

Đơn vị công tác

1Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Trong những năm gần đây diễn biến thời tiết ngày càng trở nên phức tạp hơn, việc sử dụng công nghệ, cụ thể là các mô hình dự báo để hỗ trợ trong công việc dự báo thời tiết trở nên cần thiết. Bài báo này đánh giá khả năng sử dụng mô hình WRF để dự báo thời tiết điểm (20 trạm) từ tháng 1-9/2019, kết quả đánh giá cho thấy mô hình WRF đã dự báo khá tốt trường nhiệt, sai số MAE dự báo dao động chủ yếu từ 0,8-2,2oC. WRF cho dự báo thiên cao với nhiệt độ tối cao tuyệt đối và thiên thấp với nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở hầu hết các trạm.WRF dự báo lượng mưa thiên cao so với lượng mưa thực tế đo được (trừ trạm Côn Đảo). Chỉ số MAE dao động từ 9-49mm. Sai số bình phương phương quân dao động từ 16-64mm. Chỉ số dự báo sai (FAR) dao động từ 0,16-0,3, điểm số thành công dao động từ 0,5-0,73 và PC từ 0,6-0,76. WRF dự báo chưa tốt trong tháng 7 và dự báo khá tốt trong tháng 8 và tháng 9.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Lê Ánh Ngọc, Nguyễn Văn Tín, Trần Như Phát, Nguyễn Văn Hồng (2019), Đánh giá khả năng dự báo thời tiết của mô hình WRF (Weather, Research and Forecasting) cho khu vực Nam Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 708, 55-63.

Tài liệu tham khảo

1. Bảo Thạnh và ccs (2014), Nghiên cứu tích hợp các mô hình khí tượng, thủy văn, hải văn nhằm nâng cao chất lượng dự báo mực nước trên hệ thống sông Đồng Nai, Đềtài cấp Bộ.

2. Bùi Minh Tăng (2014), Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo mưa lớn thời hạn 2-3 ngày phục vụ công tác cảnh báo sớm lũ lụt khu vực Trung Bộ Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước

3. Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2019), Đánh giá đặc điểm, diễn biến các yếu tố khí tượng,thủy văn tại khu vực Nam Bộ trong năm 2019 và khả năng ứng dụng phương pháp số trị trong dự báo khí tượng, thủy văn.

4. Trương Hoài Thanh, Nguyễn Văn Tín (2011), Khảo sát độ nhạy của các sơ đồ tham số hoá đối lưu trong WRF trong dự báo mưa lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai, Tạp chí KTTV 6/2011.

5. Lê Thông (Cb) (2004), Lê Thông (cb), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. - H.: NXB Đại học Sư phạm, 592 tr

6. Lê Văn Thiện, Nguyễn Văn Thắng (2004), Dự báo mưa cực lớn trên khu vực Việt Nam bằng mô hình WRF. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 8, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường.

7. Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2011), Thử nghiệm dự báo mưa lớn bằng mô hình WRF cho khu vực Bắc Bộ Việt Nam, Hội thảo Quốc tế Gió mùa châu Á tại Đà Nẵng.

8. Wee, T.K., Kuo, Y.H., Lee, D.K., Liu, Z., Wang, W., Chen, S.Y., (2012), Two overlooked biases of the Advanced Research WRF (ARW) Model in geopotential height and temperature. Monthly Weather Review, 140, 3907-3918.