Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trung Tâm dự báo KTTV Quốc gia
Tóm tắt
Hiện trạng (giai đoạn 1951 - 2016) và nguy cơ bão, nước dâng do bão trên dải ven biển Việt Nam được phân tích và đánh giá theo số liệu quan trắc, kết quả của mô hình thống kê và mô phỏng bằng mô hình số trị. Phương pháp Monte Carlo được áp dụng để xây dựng tập hợp bão phát sinh thống kê và nước dâng do bão được mô phỏng bằng mô hình số trị tích hợp thủy triều, sóng và nước dâng do bão (SuWAT-Surge Wave and Tide). Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 1951 - 2016 đã có nhiều cơn bão mạnh đổ bộ và gây nước dâng lớn trên dải ven biển Bắc và Bắc Trung Bộ. Trong 1000 năm sẽ có 4678 cơn bão đổ bộ vào dải ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau. Trong đó, vùng biển Quảng Ninh - Thanh Hóa bão mạnh nhất có thể xảy ra đạt cấp 16, Nghệ An - Quảng Trị cấp 16, Quảng Bình - Phú Yên cấp 17, Bình Định - Ninh Thuận cấp 15 và Bình Thuận - Cà Mau có thểđạt cấp 13. Những khu vực có nước dâng bão lớn là ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng (4.5m), Thanh Hóa - Nghệ An (4.0m), Quảng Trị (5.0m). Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão tại ven biển Việt Nam.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hoàng Đức Cường, Nguyễn Bá Thủy, Nguyễn Văn Hưởng, Dư Đức Tiến (2017), Đánh giá nguy cơ bão và nước dâng do bão tại ven biển Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 684, 1-9.
Tài liệu tham khảo
1. ĐỗĐình Chiến (2016), Nghiên cứu cơ sở khoa học tính toán và đánh giá quy mô nước dâng bão ở vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam, Luận án Tiến sĩ Hải dương học, Trường Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Đinh Văn Mạnh và nnk (2014), Tính toán cao độ mực nước biển phục vụ thiết kế công trình ven biển, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
3. Nguyễn Bá Thủy, Hoàng Đức Cường, Dư Đức Tiến, ĐỗĐình Chiến, Sooyoul Kim (2014). Đánh giá diêñ biêń nước biên̉ dâng do bão số3 năm 2014 và vâń đềdựbáo, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Số 647, tháng 11/2014.
4. Nguyễn Bá Thủy (2017), Nghiên cứu lựa chọn mô hình dự báo nước dâng bão vào dự báo nghiệp vụ tại Việt Nam, Đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Đinh Văn Ưu và nnk (2010), Đánh giá biến động mực nước biển cực trị do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu phục vụ chiến lược kinh tế biển, Báo cáo tổng kết đề tài KC-09.23/06-10, Hà Nội.
6. Fujita, T.(1952), Pressure distribution within typhoon, Geophysical Magazine, 23, 437-451.
7. Soo Youl Kim, Tomohiro Yasuda, Hajime Mase (2010), Wave set-up in the storm surge along open coasts during Typhoon Anita, Coastal Engineering, Vol (57), pp. 631-642.
8. http://www.jma.go.jp/jma/jma-eng/jma-center/rsmc-hp-pub-eg/besttrack.html.