Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Tóm tắt
Cà Mau là tỉnh có ba mặt giáp biển, nằm giữa hai luồng hải lưu của biển Đông là nơi có hiện tượng xói lở và bồi tụ bờ biển diễn biến này càng phức tạp. Việc sử dụng công nghệ viễn thám và GIS giúp giám sát đường bờ một cách nhanh chóng và chính xác. Các đường bờ trong giai đọan nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2017 được lựa chọn và xây dựng dựa trên các ảnh vệ tinh Land-sat. Bài báo đã cho thấy cái nhìn tổng quan rõ hơn về các vị trí cũng như tốc độ xói lở/bồi tụ bằng công cụ DSAS (Digital Shoreline Analysis System) tại khu vực mũi Cà Mau trong giai đoạn nghiên cứu. Khu vực bờ biển phía Tây quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, khu vực bờ biển phía Đông đường bờbiển biến đổi mạnh và diễn biến phức tạp, hoạt động xói lở chiếm ưu thế. Các kết quả cũng chỉ ra được tốc độ và khoảng cách sạt lở hoặc bồi tụ tại các vị trí đường bờ biến động cung cấp thông tin về tình hình sạt lở cho các cơ quan quản lý có biện pháp khắc phục kịp thời, ổn định cuộc sống người dân trong vùng.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trần Văn Tình, Doãn Hà phong (2017), Sử dụng ảnh viễn thám và Gis nghiên cứu biến động đường bờ biển khu vực mũi Cà Mau. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 684, 35-40.
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Lê Hùng, Vũ Danh Tuyên (2013). Nghiên cứu phương pháp xác định biến động đường bờ dựa trên kết quả phân loại ảnh viễn thám đa thời gian, Tạp chíKhoa học Tài nguyên và Môi trường, số01, trang 42 - 47.
2. Using ArcMap to extract shorelines from Landsat TM & ETM+ data. Thirty-second ESRI International Users Conference Proceedings, San Diego, CA.
3. Thieler, E.R., Himmelstoss, E.A., Zichichi, J.L., and Ergul, Ayhan, (2009), Digital Shoreline Analysis System (DSAS) version 4.0. An ArcGIS extension for calculating shoreline change: U.S. Geological Survey Open-File Report 2008 - 1278.