Tác giả
Đơn vị công tác
1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, nước dâng trong các đợt triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ được phân tích theo số liệu quan trắc mực nước tại trạm hải văn Vũng Tầu trong giai đoạn 1997- 2016. Trong đó, nước dâng được xác định bằng cách loại bỏ thủy triều khỏi mực nước quan trắc. Kết quả cho thấy, nước dâng lớn trên 40 cm chủ yếu xuất hiện trong tháng 10 và 11 của năm. Đây là nguyên nhân lý giải tại sao mặc dù thủy triều cao nhất vào tháng 12 nhưng nhưng số lần xuất hiện mực nước tổng cộng cao (triều cường cao) lại chủ yếu vào tháng 10 và 11. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cần thiết phải xây dựng công nghệ dự báo nước dâng do gió mùa phục vụ cảnh báo, dự báo triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Bá Thủy, Trần Quang Tiến (2017), Nghiên cứu nước dâng trong các đợt triều cường tại ven biển đông Nam Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 683, 29-36.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Huấn, Hoàng Trung Thành (2009). Sơ đồ chi tiết phân tích điều hòa thủy triều. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Tập 25, số 1S, tr. 66-75.
2. Phan Thanh Minh, Lê Thị Xuân Lan (2011). Phân tích triều cường cao bất thường tại thành phố Hồ Chí Minh trong 6 năm từ 2006 đến 2011. Tạp chí KTTV.
3. Phạm Văn Ninh, Đỗ Ngọc Quỳnh, Đinh Văn Mạnh (1991). Nước dâng do bão và gió mùa. Báo cáo tổng kết đề tài 48B.02.02, Viện Cơ học, Hà Nội.
4. Hoàng Trung Thành (2012). Nghiên cứu đặc điểm biến thiên mực nước biển ven bờ Việt Nam. Luận án tiến sĩ địa lý.
5. Lê Anh Tuấn (2000). Đặc điểm chế độ khí tượng - thủy văn và hải văn vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đại Học Cần Thơ.
6. Nguyễn Bá Thủy, Hoàng Đức Cường, Dư Đức Tiến, Đỗ Đình Chiến, Sooyoul Kim (2014), Đánh giá diêñ biêń nước biên̉ dâng do bão số3 năm 2014 và vấn đề dự báo, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, (647), tr.14-18.