Tác giả

Đơn vị công tác

1Khoa Môi Trường, Trường Đại Học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQG TP.HCM

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi đường cong IDF cho sự kiện mưa cực đoan tại trạm Tân Sơn Hòa (Tp. Hồ Chí Minh) dưới tác động của BĐKH. Để đạt được mục tiêu này, hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là công cụ chi tiết hóa thống kê SDSM trong xây dựng kịch bản BĐKH cho yếu tố lượng mưa và phương pháp tỉ lệ (hàm phân bố GEV) trong xây dựng đường cong IDF. Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự thay đổi của đường cong IDF và xu hướng gia tăng cường độ mưa trong tương lai. Cụ thể, so sánh với cường độ mưa cực đoan trong giai đoạn hiện trạng (1980 2005) thì trong giai đoạn tương lai (2015 - 2100), cường độ mưa cực đoan dự tính gia tăng khoảng 3.99 - 22.95% cho chu kì lặp lại 2 năm, 3.84 - 27.92% cho chu kỳ lặp lại 5 năm, 2.57 - 44.18% cho chu kỳ lặp lại 10 năm, và 0.57 - 54.89% cho chu lỳ lặp lại 20 năm. Đối với chu kỳ lặp lại là 50 năm và 100 năm, cường độ mưa cực đoan được dự báo là tăng cho hai kịch bản RCP2.6 và RCP4.5 và giảm nhẹ cho kịch bản RCP8.5. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong bài toán quản lý rủi ro ngập lụt và thoát nước đô thị cho Tp.HCM.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Trọng Quân, Phạm Thị Thảo Nhi, Đào Nguyên Khôi (2017), Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mối liên hệ cường độ - chu kỳ - tần suất (IDF) của mưa cực đoan tại trạm Tân Sơn Hòa. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 682, 7-14.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Tính, Trần Văn Tỷ và Huỳnh Vương Thu Minh (2016), Đánh giá và lựa chọn mô hình khí hậu toàn cầu (GCMs-CMIP5) cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 42a: 81-90.

2. Phạm Quang Nam, Ngô Đức Thành (2013), Nghiên cứu lựa chọn sản phẩm mô hình khí hậu toàn cầu từ dự án CMIP 5 cho khu vực Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 29, số 2S, tr. 134 - 142.

3. Herath, S.M., Sarukkalige, P.R., Nguyen, V.T.V., (2016), A spatial temporal downscaling approach to development of IDF relations for Perth airport region in the context of climate change, Hydrological Sciences Journal, Vol. 61(11), pp. 2061-2070.

4. Lưu Nhật Linh, Tác động của BĐKH đến mối quan hệ cường độ - thời gian - tần suất của mưa khu vực Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, 2016.

5. Meenu, R., Rehana, S., & Mujumdar, P. P., (2013), Assessment of hydrologic impacts of climate change in Tunga–Bhadra river basin, India with HECHMS and SDSM”, Hydrological Processes, Vol. 27(11), pp. 572-1589.

6. Nguyen V-T-V, Nguyen T-D, Cung A, (2007), A statistical approach to downscaling of subdaily extreme rainfall processes for climate-related impact studies in urban areas, Water Sci Technol Water Supply, Vol. 7(2), pp. 183 -192.

7. Shrestha, A., Babel, M.S., Weesakul, S., Vojinovic, Z., (2017), Developing Intensity-Duration-Frequency (IDF) curves under climate change uncertainty: The case of Bangkok, Thailand, Water, Vol. 9, pp. 145.

8. Wilby, R.L. and Dawson, C.W., (2007), SDSM 4.2 - A decision support tool for the assessment of regional climate change impacts, User Manual.