Tác giả
Đơn vị công tác
1Viện Kỹ thuật Hóa học, Sinh học và Tài liệu nghiệp vụ, Bộ Công an
2Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường
3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Tóm tắt
Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một trong những phương pháp đang được sử dụng để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu hiện nay về tính dễ bị tổn thương chủ yếu sử dụng cách tính chỉ số tổn thương tổng hợp từ hai hợp phần bên trong (mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống kinh tế - xã hội) và bên ngoài (các biến đổi của khí hậu). Các chỉ số tổn thương này được xây dựng với mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố kinh tế - xã hội nhạy cảm hay hiệu quả của các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy độ tin cậy của các chỉ số tổn thương phụ thuộc rất nhiều vào các nhận định về độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho một số ngành/lĩnh vực hoặc địa phương. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một chỉ số tổn thương bên ngoài, thuần túy về khí hậu (là các yếu tố khí hậu cơ bản và các hiện tượng khí hậu cực đoan), độc lập với các yếu tố nhạy cảm và thích ứng bên trong dùng chung cho mọi lĩnh vực và cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và sử dụng như là chỉ số tai biến phục vụ cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này đề xuất cách tiếp cận mới là chỉ số tổn thương tối giản, kết quả tính toán xác định được mức độ tổn thương do các hiện tượng cực đoan phổ biến tại Việt Nam gồm nắng nóng, mưa lớn, rét hại, hạn hán và được xây dựng để xếp hạng tổn thương do biến đổi khí hậu trên qui mô cả nước.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Cao Thị Thương Huyền, Nguyễn Trọng Hiệu, Trương Thị Thanh Thủy, Trần Thanh Thủy, Nguyễn Anh Tuấn (2017), Nghiên cứu đề xuất chỉ số xếp hạng tổn thương do biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 682, 31-39.
Tài liệu tham khảo
1. Hà Hải Dương (2014), Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp, áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông hồng, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật.
2. Trần Duy Hiền (2016), Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá tác động của BĐKH đến một số lĩnh vực kinh tế - xã hội cho thành phố Đà Nẵng, Luận Án Tiễn sĩ Khoa học trái đất, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH.
3. Huỳnh Thị Lan Hương (2015), Báo cáo tổng hợp kết quả Khoa học Công nghệ: Đề tài “Nghiên cứu phát triển bộ chỉ số thích ứng với BĐKH phục vụ công tác quản lý nhà nước về BĐKH”, mã số BĐKH.16, Chương trình KHCN cấp nhà nước KHCN-BĐKH/11-15, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. IMHEN (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH, NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
5. Đặng Đình Khá (2011), Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Chế Đình Lý (2006), Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Môi trường và Tài nguyên, tập 9/2006.
7. Lê Hà Phương (2014), Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên -Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Hoàng Thị Thu Thủy và cs (2015), Đánh giá mức độ tổn thương của các hệ thống kinh tế, xã hội do tác động của BĐKH tại vùng Bắc Trung Bộ (Thí điểm cho Hà Tĩnh), BCTK đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước BĐKH-24, Hà Nội.
9. Buscail et al. (2012), Mapping heatwave health risk at the community level for public health action. International Journal of Health Geographics, DOI: 10.1186/1476-072X-11-38.
10. Carrão, H., Naumann, G., Barbosa, P. (2016), Mapping global patterns of drought risk: An empirical framework based on sub_national estimates of hazard, exposure and vulnerability, Elsevier, Global environmental change, 39, 108 - 124.
11. Duong Thi Thuy Dung (2014), Flood vulnerability assessment in Mekong Delta. Case study: Flood vulnerability in An Giang province, Master of Science thesis, the joint education master program, University of Liède - Belgium and water resources university - Vietnam, Sustainable hydraulic structures.
12. Heltberg. R., Bonch-Osmolovskiy, M., (2010), Mapping vulnerability to climate change, the Salman Zaidi and the participants at the Economists’Conference held at the World Bank.
13. Human development reports [Online], (2007), UNDP (United Nations Development Program), (accessed Dec. 12, 2012).
14. IPCC (2001), Climate Change 2001. Synthesis Report, Cambridge University Press.
15. IPCC (2007), Climate change. Impacts, adaptation and vulnerability, Cambridge University Press.
16. Kuntiyawichai, D., at al (2015), Climate change vulnerability mapping for greater Mekong sub-region, Asia and Pacific Regional Bureau for education, UNESCO Bangkok.
17. Mallari, Alyosha Ezara C. (2015), Climate change vulnerability assessment in the agriculture sector: Typhoon Santi experience, Urban planning and architecture design for sustainable development, UPADSD, Procedia -Social and behavioral Sciences, 216, 440 - 451.
18. Nguyen Duy Can, Vo Hong Tu, and Chu Thai Hoanh (2013), Application of Livelihood vulnerability index to asseses risks frm flood vulnerability and climate variability - A case study in the Mekong Delta of Vietnam, Journal of Environmental Science and Engineering A 2, 476 - 486.
19. UNDP (2010), Mapping Climate Change Vulnerability and Impact Scenarios, A Guidebook for Sub-National Planners.
20. Villagran de Leon JC (2006). Vulnerability -conceptual and methodological review,Studies of the university: research, counsel, education, publication series of UNU-EHS, No.4/2006.
21. Yusuf, A. A., Francisco, A. H., (2009), Vulnerability mapping for Southeast Asia, Economy and environment program for Southeast Asia, Swedish international development cooperation agency, Canadian international development agency.