Tác giả
Đơn vị công tác
1Đài Khí tượng Thủy Văn khu vực Tây Nguyên
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm và xu thế biến đổi của hạn hán tại 13 trạm khí tượng ở Tây Nguyên. Chỉ số SPI và chỉ số hạn nghiêm trọng Palmer được sử dụng để xác định tình trạng hạn hán. Kết quả cho thấy, ở phía Bắc Tây Nguyên có TGH hạn hán cao hơn ở phía Nam, và xác định được 8 đợt hạn khí tượng nghiêm trọng trong thời kỳ 1979-2016. Tần suất hạn theo tháng phổ biến khoảng 12% đến 20%. Xu thế tăng tuyến tính của TGH tại một số trạm như Đắk Nông, Ayunpa, Pleicu và Đắk Tô khoảng 1,5- 2,0 tháng/39 năm, các trạm còn lại có xu thế TGH giảm khoảng 0,5-1,5 tháng/39 năm. Nhìn chung, TGH trung bình trong các năm El Nino cao hơn so với năm Non ENSO và năm La Nina khoảng từ 0,8 đến 3 tháng, ngoại trừ tỉnh Lâm Đồng.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Vũ Anh Tuân, Vũ Thanh Hằng, Trịnh Hoàng Dương (2019), Đặc điểm và xu thế biến đổi hạn khí tượng ở Tây Nguyên. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 699, 50-58.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Thắng (2014), Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn, Đề tài cấp nhà nước KC.08.17/11-15.
2. Trần Thục (2008), Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề án cấp Bộ TNMT.
3. Nguyễn Viết Lành, Nguyễn Văn Dũng, Trịnh Hoàng Dương, Trần Thị Tâm (2018), Sử dụng lượng mưa vệ tinh đánh giá khả năng hạn khí tượng dựa trên chỉ số SPI cho khu vực tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí KTTV, Số 696.
4. Hang Vu - Thanh & Thanh Ngo - Duc & Tan Phan - Van (2013), Evolution of meteorological drought characteristics in Vietnam during the 1961–2007 period Hang, Theor Appl Climatol DOI 10.1007/s00704-013-1073-z.
5. Thornthwaite, C.W. (1948), An approach toward a rational classification of climate. Geographical Review, Vol. 38, No. 1, Pp. 55-94.
6. McKee, T.B., Doesken, N.J., Kleist, J. (1993),The relationship of drought frequency and duration to time scales, Preprints, Eighth Conference on Applied Climatology, January 17–22, Anaheim, California, pp.179–184.
7. Morid, S., Smakhtin, V.U., Moghaddasi,M. (2006), Comparision of seven meteorological indices for drought monitoring in Iran. Int J Climatol 26:971–985.
8. Palmer, W. C. (1965), Meteorological drought, Research Paper No. 45, U.S.Department of Commerce Weather Bureau, Washington, D. C.
9. Svoboda, M.,Fuchs, B. (2016), Handbook of Drought Indicators and Indices, Drought Mitigation Center Faculty Publications. 117.
10. Websize https://daac.ornl.gov/cgi-bin/dsviewer.pl?ds_id=1247