Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Nắng nóng là một hiện tượng cực đoan gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội ở hầu khắp các vùng trên cả nước, đặc biệt ở khu vực Bắc Trung Bộ vào các tháng 5, 6, 7. Bài báo này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu khả năng dự báo của mô hình RegCM4 đối với nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng trong các tháng 5, 6, 7 cho đợt La Nina 1988 - 1989 và đợt El Nino 1997 – 1998 tại các trạm quan trắc trên khu vực Bắc Trung Bộ. Mô hình RegCM4 gồm hai miền tính lồng nhau có độ phân giải 60 km và 20 km với số liệu đầu vào lấy từ mô hình CFS của Trung tâm Dự báo Môi trường Hoa Kỳ. Kết quả tính toán chỉ ra rằng ngoại trừ một số trạm ở vùng núi phía Tây Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngưỡng nắng nóng tại hầu hết các trạm đều lớn hơn 350C. Khả năng dự báo nắng nóng của mô hình trong cả hai đợt La Nina và El Nino là tốt nhất cho tháng 5 và kém hơn trong tháng 6 và 7.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Mai Văn Khiêm (2017), Nghiên cứu khả năng dự báo cực đoan nhiệt độ mùa hè trong năm ENSO trên khu vực Bắc Trung Bộ bằng mô hình REGCM4. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 681, 29-36.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2016). Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

2. Chu Thị Thu Hường, Phạm Thị Lệ Hằng, Vũ Thanh Hằng, Phan Văn Tân, (2010). Mức độ và xu thế biến đổi của nắng nóng ở Việt Nam giai đoạn 1061- 2007. Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 26, Số 3S, pp.423-430.

3. Chu Thị Thu Hường, (2015). Ảnh hưởng của áp cao Thái Bình Dương đến nắng nóng trên vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 656, tháng 8/2015, pp20-26.

4. Đặng Văn Trọng và Vũ Ngọc Linh, (2015). Đánh giá xu thế hiện tượng nắng nóng ở khu vực Bắc Trung Bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 656 tháng 8/2015, trang 32-36.

5. Đỗ Huy Dương, (2014). Đánh giá kết quả mô phỏng một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực. Luận án tiến sỹ ngành khí hậu học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Nguyễn Đức Ngữ, (2014). Sổ tay ENSO. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

7. Nguyễn Viết Lành, (2010), Nắng nóng và nguyên nhân gây nên nắng nóng ở Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn.

8. Phan Văn Tân, (2014). Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Báo cáo Tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

9. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi do thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu. NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

10. IPCC, (2015): Climate change 2014: Synthesis Report. Page 53

11. Maule.C.F, Christensen, O. B., Mayer, S., & Thejll, P. (2013). Assessing projected changes in heat waves over Northern Europe using two regional climate models at 8-km resolution, Geophysical Research Abstracts Vol. 15, EGU2013-8836.

12. Ngar-Cheung Lau and Mary Jo Nath, (2012). A Model Study of Heat Waves over North America: Meteorological Aspects and Projections for the Twenty-First Century. J. Climate, 25, 4761- 4784.

13. Y Gao et. al, (2012). Projected changes of extreme weather events in the eastern United States based on a high resolution climate modeling system, Invironmental Research Letters, t. 7 (2012) 044025 (12pp).

14. Zacharias, S., Koppe, C., Mücke, H.G. (2015). Climate Change Effects on Heat Waves and Future Heat Wave-Associated IHD Mortality in Germany. Climate 3, 100-117.

15. WMO, (2016). WMO Statement on the State of the Global Climate in 2016.