Tác giả
Đơn vị công tác
1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng công cụ nội suy bản đồ phân bố theo không gian của nhiệt độ cho khu vực Việt Nam. Số liệu quan trắc nhiệt độ tháng 1 và tháng 4 thời kỳ 1961 - 2010 tại 150 trạm quan trắc và số liệu DEM địa hình tỷ lệ 1:1.000.000 trên quy mô cả nước được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công công cụ nội suy nhiệt độ (Temp_Interpolate) dựa trên quy luật phân hóa nhiệt độ theo độ cao đối với quá trình đoạn nhiệt ẩm, giảm (tăng) 0,60C/100 m khi lên (xuống) theo độ cao. Để thực hiện nội suy nhiệt độ theo không gian, trước tiên cần thực hiện thuật toán quy chuẩn nhiệt độ tại độ cao của các trạm về giá trị nhiệt độ trên cùng mặt đẳng độ cao. Sau đó, tiến hành chuẩn hóa lại nhiệt độ từ mặt đẳng độ cao về độ cao thực tế của trạm và lớp DEM địa hình.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Mai Văn Khiêm, Nguyễn Văn Thắng (2017), Nghiên cứu xây dựng công cụ nội suy bản đồ nhiệt độ từ số liệu quan trắc tại các trạm trên lãnh thổ Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 679, 12-18.
Tài liệu tham khảo
1. Mai Văn Khiêm và nnk (2015), Nghiên cứu xây dựng atlas khí hậu và biến đổi khí hậu Việt Nam, Đề tài KHCN cấp Nhà nước, mã số BĐKH.17.
2. Nguyễn Văn Thắng (2017), Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố mức độ khắc nghiệt của một số hiện tượng cực đoan khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí KTTV số tháng 4/2017.
3. Nguyễn Văn Thắng (2016), Giáo trình Vật lý khí quyển, NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
4. Daly, C., G. Taylor, and W. Gibson (1997), The PRISM Approach to Mapping Precipitation and Temperature, 10th Conf. on Applied Climatology, Reno, NV, Amer, Meteor. Soc., 10-12.
5. Daly, C., and Kirk Bryant, (2013), The PRISM Climate and Weather System - An Introduction, http://www.prism.oregonstate.edu/documents/PRISM_history_jun2013.pdf
6. PRISM Climate Group: http://prism.oregonstate.edu/normals/