Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Đường cong IDF biểu thị mối quan hệ cường độ - thời đoạn - tần suất mưa. Đây là một đặc trưng quan trọng được sử dụng để xác định cường độ mưa theo tần suất phục vụ tính toán lũ thiết kế cho các công trình tiêu thoát nước và quy hoạch đô thị. Ở rất nhiều nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Đức ... hay ngay cả những nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaixia và Singapore đã có rất nhiều nghiên cứu xây dựng đường cong IDF với những thời đoạn mưa ngắn cho vùng/địa phương cụ thể. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan về đường cong IDF trên thế giới và tại Việt Nam. Qua đó đánh giá các phương pháp xác định đường cong IDF, đề xuất một phương pháp thống nhất nhằm xác định đường cong IDF và tính toán thí điểm cho 8 vùng mưa của miền Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy các công thức tổng quát đề xuất cho 8 trạm khí tượng đại diện cho 8 vùng mưa đạt độ chính xác cao, hệ số tương quan đều lớn hơn 0.9. Phương pháp và quy trình tính toán đề xuất trong nghiên cứu này có thể ứng dụng để tính toán cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, và có thể góp phần nâng cao hiệu quả và thống nhất các thông tin về IDF phục vụ công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Văn Thắng (2017), Nghiên cứu xây dựng đường cong IDF cho các vùng mưa thuộc miền bắc Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 678, 10-17.

Tài liệu tham khảo

1. Afrin, S., Islam,M.M. and Rahman, M.M. (2015), Development of IDF Curve for Dhaka City Based on Scaling Theory under Future Precipitation Variability Due to Climate Change, International Journal of Environmental Science and Development, Vol. 6, No. 5.

2. Bernard M.M. (1932), Formulas for Rainfall Intensities of Long Durations, Trans. ASCE, 96, 592-624.

3. Frederick, R.H., Meyers V.A.and Auciello, E.P. (1977), Five to 60-minute Precipitation Frequency For the Eastern and Central United States, NOAA.Tech. Mem, NWS HYDRO-35, Washington, DC.

4. Le Minh Nhat, Yasuto TACHIKAWA, and Kaoru TAKARA (2006), Establishment of IntensityDuration-Frequency Curves for Precipitation in the Monsoon Area of Vietnam, Annuals of Disas. Prev. Res. Inst., Kyoto Univ., No. 49 B, 2006.

5. LE MINH NHAT, Yasuto TACHIKAWA, and Kaoru TAKARA (2007), A simple scaling charateristics of rainfall in time and space to derive intensity duration frequency relationships, Annual Journal of Hydraulic Engineering, JSCE, Vol.51.

6. Le MINH NHAT, Tachikawa Y., Sayama T. and Takara K. (2007), Regional rainfall intensitydurationfrequency relationships for ungauged catchments based on scaling properties, Annuals of Disas. Prev. Res. Inst., Kyoto Univ., 50, 33-43.

7. Liew, S.C., Raghavan, S.V. and Liong, S.Y. (2014), How to construct future IDF curves, under changing climate, for sites with scarce rainfall records, Hydrol. Process., 28:3276-3287. doi:10.1002/hyp.9839

8. Lưu Nhật Linh (2015), Tác động của biến đổi khí hậu đến mối quan hệ cường độ - thời gian - tần suất của mưa khu vực Hà Nội, Luận văn cao học.

9. Mirhosseini G, Srivastava P, Stefanova L. (2012), The Impact of Climate Change on Rainfall Intensity-Duration-Frequency (IDF) Curves in Alabama, Reg. Environ. Chang, 13(S1):25-33. doi:10.1007/s10113-012-0375-5.

10. Sherman, C.W. (1931), Frequency and intensity of excessive rainfalls at Boston, Massachusetts, Transactions ASCE, 95, 951-960.

11. Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 7957:2008), Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.

12. Trần Thục và cs (2016), Tư vấn kỹ thuật về dữ liệu và phân tích khí hậu hiện tại và tương lai phục vụ công tác quản lý nước tại Hà Tĩnh, Báo cáo tổng kết dự án.