Tác giả
Đơn vị công tác
1Sở Khoa học và Công nghệ Thành phốHồ Chí́ Minh
2Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
3Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
4Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá nguy cơ xâm nhập mặn (XNM) các sông chính tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh BĐKH. Các kịch bản đánh giá được thiết lập bao gồm: Kịch bản hiện trạng 2013 (KB1), kịch bản 2020 với mức phát thải khí nhà kính cao - A1FI (KB2) và kịch bản 2030 - A1FI (KB3). Tám vùng nước mặt được xác định tương ứng với các ranh mặn từ <0,25‰ đến >18‰. Bằng phương pháp mô hình hóa (MIKE 11), kết hợp kỹ thuật GIS, kết quả tính toán cho thấy XNM ngày càng tăng cường và di chuyển sâu về phía thượng lưu. Trong phạm vi nghiên cứu, Vùng 1 có chiều dài 53,5 km, 48,5 km và 44,5 km tương ứng với KB1, KB2 và KB3. Các số liệu tương ứng với Vùng 2 là 63 km, 54 km và 52 km; Vùng 3 là 9 km, 4 km và 4,5 km; Vùng 4 là 4 km, 9,5 km và 11,5 km; Vùng 5 là 7 km, 13 km và 10,5 km; Vùng 6 là 4 km, 6 km và 6 km; Vùng 7 là 15 km, 13,5 km và 13,5 km; Vùng 8 bao gồm 4 km, 6 km và 7,5 km trên sông Lòng Tàu, toàn bộ sông Đồng Tranh, Thị Vải, Gò Gia (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai). Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các giải pháp thích ứng XNM phù hợp, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại địa phương.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Kỳ Phùng, Nguyễn Thị bảy, Trần Thị Kim, Lê Ngọc Tuấn (2017), Nguy cơ xâm nhập mặn các sông chính tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 678, 18-28.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2016), Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.
2. Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành, (2013), Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 29, Số 2 42-55.
3. Ngoc Tuan Le, Thi Ngoc My Vu, (2016), Assessment of adaptive capacity to saltwater intrusion in the context of climate change in Dong Nai province to 2030, Science and Technology Development Journal. T5, 225-233.
4. Xuan Hoang Tran, Ngoc Tuan Le,(2015), Identifying vulnerability indicators to saltwater intrusion in the context of climate change, Journal of Science and Technology. 53 (5A) 212-219.
5. Lê Ngọc Tuấn, Trần Thị Thúy, (2016), Đánh giá mức độ nhạy cảm với xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, T5-256-267.
6. Hoàng Văn Đại, Trần Hồng Thái, (2014), Nghiên cứu mô hình thủy động lực 1-2 chiều để dự báo xâm nhập mặn hạ lưu sông Mã, Tạp chí Khí tượng thủy văn số 645, 1-6.
7. Lưu Đức Dũng, Hoàng Văn Đại, Nguyễn Khánh Linh, (2014), Đánh giá tình trạng xâm nhập mặn khu vực hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hó,. Tạp chí Khí tượng thủy vănsố 645, 36-40.
8. Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung và Kanchit Likitdecharote, (2012), Mô phỏng xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động mực nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn, Tạp chí Khoa học 21b, 141-150.
9. Nguyễn Thanh Bình, Lâm Huôn, và Thạch Sô Phanh, (2012), Đánh giá tổn thương có sự tham gia: Trường hợp xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học, 24b-2012, 229-239.
10. Võ Thành Danh, (2014), Đánh giá tổn thương do xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp tại các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, 02, 24-33.
11. Nguyễn Tùng Phong, Tô Việt Thắng, Nguyễn Văn Đại, (2013), Nghiên cứu tính toán xâm nhập mặn trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có xét tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy lợi số 18, 1- 8.
12. Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thu Hiền, (2012), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - nước biển dâng đến tình hình xâm nhập mặn dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường số 37, 34-39.
13. Khang, D. N., Kotera, A., Sakamoto, T., and Yokozawa,(2008), M. Sensitivity of Salinity Intrusion to Sea Level Rise and River Flow Change in Vietnamese Mekong Delta Impacts on Availability of Irrigation Water for Rice Cropping, Journal of Agricultural and Meteorological, 64, 167-176.
14. Tuan, L. A., Hoanh, C. T., Miller, F., and Sinh, B. T. (2007), Flood and Salinity Management in the Mekong Delta, Vietnam, Challenges to sustainable development in the Mekong Delta: Regional and national policy issues and research needs: Literature analysis. Bangkok, Thailand: The Sustainable Mekong Research Network (Sumernet), 15-68.
15. Nguyễn Kỳ Phùng, Trần Thị Kim, Nguyễn Thị Bảy, (2016), Nghiên cứu dự báo dòng chảy lũ đến và lưu lượng xả của hồ chứa dưới tác động của biến đổi khí hậu, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 21 (251) 72-74.
16. World Meteorological Organization, (1981), “Hydrological Forecasting” Chap. 6 in Guide Hydrological Practices, Vol. 1. Switzerland.
17. Moriasi et al, (2007), Model Evaluation Guidelines for Systematic Quantification of Accuracy in Watershed Simulations, Transactions of the ASABE, 50 (3) .
18. Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai, (2012), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Đồng Nai đến năm 2100.
19. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2012), Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.
20. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2009), Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.