Tác giả
Đơn vị công tác
1 Viện Khí tượng - Thủy văn
Tóm tắt
Đồng Tháp Mười (ĐTM) nằm ở phía bờ trái sông Tiền, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Đường biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia ở phía bắc dài 185k. Chiều ngang từ Hồng Ngự đến Tân An khoảng 120 km; chiều dọc từ Sway Riêng đến Cao Lãnh khảong 80km. Diện tích tự nhiên là 6700km2.
Địa hình vùng ĐTM khá bằng phẳng, cao độ mặt đất trung bình 0,80 - 1,00m. Riêng bộ phận dọc biên giới với Campuchia, cao độ khoảng 1,50 m. Khu vực trung tâm, khu vực nằm giữa kênh Phước Xuyên và kênh Đồng Tiến, khu vực kênh Bo Bo - Trà Cú Thượng nằm kẹp giữa sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông có địa hình thấp nhất, khoảng 0,30 - 0,50m.
Kể từ sau giải phóng 1975, chúng ta từng bước tiến hành khai thác ĐTM. Sau gần 20 năm, diện tích gieo trồng lúa từ năm 1976 đến 1995 tăng 144%; năng suất tăng 127% và sản lượng tăng 433% [7]. ĐTM đã trở thành một vùng lúa trọng điểm của cả nước, góp phần cùng toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất khẩu 85 - 90% tổng sản lượng gạo xuất hàng năm của cả nước.
Khó khăn lớn nhất cho vùng này là vào thời kỳ mùa lũ, toàn vùng bị ngập với các mức độ khác nhau, do nước lũ sông Mê Kông tràn bờ, chảy vào theo hai hướng: hướng dọc biên giới Việt Nam - Campuchia và hướng dọc sông Tiền, trong đó lượng nước tràn qua hướng dọc biên giới là chủ yếu.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Ngô Trọng Thuận. Một sơ đồ đơn giản xác định lượng nước tràn vào và ra Đồng Tháp Mười. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 1996, 425, 8-17.
Tài liệu tham khảo
1. Báo Lao động. Hậu quả của lũ lụt ở các tỉnh ĐBSCL, Thứ năm, ngày 19 - X - 1995.
2. Nguyễn Sinh Huy. Lũ lụt ở vùng ĐTM và vấn đề điều khiển lũ phục vụ cho khai thác nông nghiệp và cải tạo môi trường. Tuyển tập các báo cáo tại Hội nghị khoa học "Sử dụng tài nguyên nước và hạn chế hậu quả lũ lụt vùng ĐTM" - Cao Lãnh, XI - 1995.
3. Lã Thanh Hà. Sơ bộ xác định diện tích ngập và lượng lũ ở ĐBSCl. Báo cáo tại Hội thảo khoa học về trận lũ năm 1991 ở ĐBSCL, TPHCM, 27 - 30 - VI - 1992.
4. Nguyễn Như Khuê, Đào Văn Kiên. Mô hình hóa lũ trên ĐBSCL và ứng dụng để phân tích đặc điểm lũ và dự báo ngắn hạn. Báo cáo tại Hội thảo khoa học về trận lũ năm 1991 ở ĐBSCL. TP. HCM, 27 - 30 VI.1992.
5. Nguyễn Như Khuê: Phòng chống lũ hợp quy luật ở vùng ĐBSCL. Báo Nhân dân, số 42 (351) ngày 22 - X - X 1995.
6. Lê Quả, Lê Thuận Hưng, Nguyễn Thị Hà Hải. Một số định hướng chính trong việc lập quy hoạch giao thông vận tải vùng lũ ĐBSCL. Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị khoa học "Sử dụng tài nguyên nước và hạn chế hậu quả lũ lụt vùng ĐTM", Cao Lãnh, XI - 1995.
7. Mai Văn Quyền, Mai Thành Phụng, Nguyễn Quang Cảnh. Hiện trạng xản xuất nông nghiệp ở ĐTM. Thành công và những trở ngại cần khắc phục. Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị khoa học "Sử dụng tài nguyên nước và hạn chế hậu quả lũ lụt vùng ĐTM", Cao Lãnh, XI - 1995.
8. Ngô Đình Tuấn. Phương pháp xác định lũ vào và ra vùng trũng. Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học KTTV toàn quốc lần thứ I, Tổng cục KTTV, Hà Nội, 1987.
9. Đoàn Quyết Trung. Ứng dụng mô hình dòng không ổn định một và hai chiều vào tính toán và dự báo dòng chảy vùng hạ du hệ thống sông Hồng - Thái Bình và sông Cửu Long. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp nhà nước. Hà Nội, 1989.
10. Ngô Trọng Thuận. Đo lũ và cát bùn ở ĐTM trong trận lũ năm 1991. Báp cáp trình bày tại Hội thảo khoa học về trận lũ năm 1991 ở ĐBSCL. TPHCM, 27 - 30 - VI - 1992.