Tác giả
Đơn vị công tác
1Tổng cục Môi trường
2Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh
3Đại học Xây dựng Hà Nội
Tóm tắt
Ở nhiều nước trên thế giới người ta thường khoanh vùng ô nhiễm/chất lượng môi trường xung quanh vào một khoảng thời gian xác định. Hai phương pháp tiếp cận được sử dụng để đánh giá ô nhiễm/chất lượng môi trường không khí xung quanh. Cách tiếp cận thứ nhất là tính toán theo mô hình khuếch tán ô nhiễm môi trường với việc sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Phương pháp tiếp cận này đòi hỏi nhiều thông số: nguồn thải, khí hậu, địa hình khu vực nghiên cứu. Cách tiếp cận thứ hai là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu quan trắc môi trường thực tế. Phương pháp này đòi hỏi hệ thống các trạm quan trắc môi trường xung quanh hoàn thiện, phân bố các điểm đo bao trùm cả khu vực nghiên cứu, phân bố các điểm đo càng dày, càng đạt được độ chính xác để đánh giá mức độ ô nhiễm. Việc đánh giá mức độ ô nhiễm trên cơ sở phân tích, thống kê các số liệu quan trắc môi trường thường chỉ có giá trị gần đúng, nhưng là phương pháp cơ bản, có tính khả thi. Cách tiếp cận này dựa trên khái niệm chỉ số chất lượng không khí. Trong nghiên cứu này trình bày kết quả khoanh vùng ô nhiễm không khí dựa trên cách tiếp cận ứng dụng chỉ số AQI. Để giải quyết nhiệm vụ này đã ứng dụng công nghệ GIS và phần mềm tính toán chỉ số chất lượng không khí AQUIS.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Thị Thanh Trâm, Phạm Ngọc Đăng, Bùi Tá Long, Bùi Sỹ Lý (2014), Đánh giá chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội theo chỉ số chất lượng không khí. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 638, 43-50.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Tá Long (2006), Hệ thống thông tin môi trường, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 306 trang.
2. Bùi Tá Long (2008), Mô hình hóa môi trường, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 441 trang.
3. Bùi Tá Long, 2012. Xây dựng phần mềm đánh giá chất lượng môi trường theo phương pháp chỉ số môi trường. Kỷ yếu hội nghị GIS toàn quốc 2012. Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 281 – 291.
4. Phạm Ngọc Đăng, 1995. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp tổng hợp để giảm nhẹ ô nhiễm môi trường Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì (1991-1995). Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Khoa học Công nghệ cấp nhà nước KT.02.03.
5. Phạm Ngọc Đăng, 1998. Nghiên cứu dự báo diễn biến môi trường do tác động của phát triển đô thị và công nghiệp đến năm 2010, 2020, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đối với Thành phố Hà Nội và xây dựng dự án cải tạo môi trường cho một khu công nghiệp. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Khoa học Công nghệ cấp Bộ mã số 07.11.
6. Tổng cục Môi trường (2011), Quyết định số 878 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành số tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI), Hà Nội.
7. Eugene K. Cairncross, Juanette Johnb, Mark Zunckel, 2007. A novel air pollution index based on the relative risk of daily mortality associated with short-term exposure to common air pollutants. Atmospheric Environment 41 (2007), pp. 8442–8454.
8. Wan-Li Cheng, Yu-Song Chen, Junfeng Zhang, T.J. Lyons, Joy-Lynn Pai, Shiang-Hung Chang, 2007. Comparison of the Revised Air Quality Index with the PSI and AQI indices. Science of the Total Environment 382 (2007), pp. 191–198.
9. George Kyrkilis, Arhontoula Chaloulakou, Pavlos A. Kassomenos, 2007. Development of an aggregate Air Quality Index for an urban Mediterranean agglomeration: Relation to potential health effects. Environment International 33 (2007), pp. 670–676.
10. Anikender Kumar, P. Goyal, 2011. Forecasting of daily air quality index in Delhi. Science of the Total Environment 409 (2011), pp. 5517–5523.