Tác giả
Đơn vị công tác
1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Tóm tắt
Nguy cơ ngập gây ra bởi một siêu bão giả thiết có cường độ tương tự như siêu bão Haiyan (2013) cho khu vực Thành phố Hải Phòng được nghiên cứu và tính toán bằng mô hình thủy động lực kết hợp với mô hình tính toán gió và áp trong bão. Kết quả tính toán cho thấy, mực nước lớn nhất tại khu vực trong siêu bão này đã vượt qua 5,3 m, cao hơn hầu hết cao trình đê sông, đê biển hiện tại của Hải Phòng và gây ngập hầu như toàn bộ diện tích các quận nội thành của Hải Phòng. Nhiều khu vực ngập sâu khoảng 1 m, đặc biệt một số vùng ngập sâu khoảng 2 m. Kết quả cho thấy hệ thống đê hiện tại ở Hải Phòng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ vùng sau đê trước nguy cơ của nước biển dâng do siêu bão.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trần Thục, Nguyễn Xuân Hiển, Phạm Văn Tiến (2014), Tính toán nguy cơ gây ngập bởi nước biển dâng do siêu bão. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 639, 30-36.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, 2012.
2. Chương tình điều tra nghiên cứu biển cấp nhà nước NCKH-06 (1996-2000), Biển Đông, Tập II, Khí tượng Thủy văn Động lực biển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
3. Nguyễn Xuân Hiển, Nghiên cứu nước dâng do bão có tính đến ảnh hưởng của sóng và áp dụng cho vùng ven biển Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ, Hà nội, 2013.
4. Phạm Văn Ninh, Nước dâng do bão và gió mùa, Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp nhà nước KHCN-06 (1996-2000), Biển Đông, Tập II, Khí tượng Thuỷ văn động lực biển, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. Đinh Văn Ưu và nnk (2010). Đánh giá biến động mực nước biển cực trị do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu phục vụ chiến lược kinh tế biển. Báo cáo tổng kết đề tài KC-09.23/06-10, Hà Nội.
6. IPCC (2013), The Physical Science Basic, Fifth Assessment Report.
7. Vecchi G. and Thomasr K. On Estimates of Historical North Atlantic Tropical Cyclone Activity, Jornal of Climate, 2008, pp. 3580 - 1596.