Tác giả
Đơn vị công tác
1Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tóm tắt
Hạn hán là một loại thiên tai, có thể xảy ra mọi nơi, cả vùng mưa ít và vùng mưa nhiều, cả trong mùa cạn và mùa lũ, trên diện rộng hay cục bộ. Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra tương đối thường xuyên, chỉ sau bão và lũ, với xu thế ngày càng khắc nghiệt do tác động của biến đổi khí hậu. Những năm vừa qua, nhiều giải pháp phòng, chống hạn hán đã được Nhà nước và Nhân dân tăng cường thực hiện, nhưng tình trạng hạn hán vẫn diễn biến ngày càng phức tạp. Bài báo này tổng kết một số đợt hạn hán điển hình đã xuất hiện trong thời gian gần đây, phân tích nguyên nhân và tổng hợp các biện pháp phòng, chống hạn hán đã được thực hiện.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Hạn và công tác phòng, chống hạn ở Việt Nam. Tạp chí Khí tượng thủy văn 640, 8-11.
Tài liệu tham khảo
1. Các báo cáo tình hình hạn hán hàng năm của Tổng cục Thủy lợi;
2. Báo cáo tình hình hạn hán của các địa phương từ năm 1995 đến 2013;
3. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
4. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế (QCVN 04 - 05 :2012/BNNPTNT);
5. Báo cáo chuyên đề: Nghiên cứu, phân tích thực trạng hạn hán và hiện trạng chính sách, tổ chức quản lý hạn hán cấp Trung ương, Bộ, địa phương ở Việt Nam – thuộc Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hoá để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại; nghiên cứu điển hình cho đồng bằng sông Hồng và Nam Trung bộ (Mã số : KC.08.23/06-10).