Tác giả

Đơn vị công tác

1 Trường Đại học Mỏ–Địa chất; trandinhbao@humg.edu.vn; phamvanviet@humg.edu.vn;  2021040137@student.humg.edu.vn

2 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh; trongvu.sme@gmail.com

*Tác giả liên hệ: trandinhbao@humg.edu.vn; Tel.: +84–988196996

Tóm tắt

Một trong những nhiệm vụ quan trọng khai thác mỏ đá vật liệu xây dựng (VLXD) là lựa chọn hệ thống khai thác (HTKT) phù hợp vì việc lựa chọn sai có thể phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình khai thác, dẫn đến các khoản phí phát sinh cho chủ mỏ hoặc có thể là nguyên nhân mất an toàn cho người lao động, giảm năng suất lao động, ảnh hưởng lâu dài tới toàn bộ thời gian tồn tại của mỏ thậm chí một số mỏ cần phải điều chỉnh thiết kế. Trên cơ sở phân tính toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn HTKT cho khu 2 mỏ đá Lam Sơn như: điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, góc dốc sườn núi, yêu cầu về sản lượng, vốn đầu tư, … nghiên cứu đã đề xuất 02 phương án HTKT có thể áp dụng cho mỏ, thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu kinh tế–kỹ thuật của 02 phương án đề xuất, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được HTKT hợp lý cho mỏ đảm bảo hài hòa giữa các tiêu chí về an toàn–môi trường, đúng kỹ thuật, có hiệu quả kinh tế và phù hợp với thực tế sản xuất. Phương án được chọn đem lại hiệu quả hơn cho khu 2 mỏ đá Lam Sơn qua một loạt chỉ số như: chi phí khai thác thấp hơn, lợi nhuận dòng nhiều hơn 2,5 tỷ đồng và thời gian thu hồi vốn nhanh hơn 6 tháng mặc dù vốn đầu tư nhiều hơn 2,5 tỷ đồng.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Bão, T.Đ.; Việt, P.V.; Trọng, V.Đ.; Nam, H.Đ. Nghiên cứu lựa chọn hệ thống khai thác hợp lý cho khu 2 mỏ đá vôi Lam Sơn. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2022, 742, 75-86.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 do Sở Xây Dựng Thanh Hóa lập.

2. Báo cáo hoạt động khoáng sản (2013–2019). Tổng Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

3. Арсентьев, А.И. Разработка месторождений твёрдых полезных ископаемых открытым способом// СПб.: РИЦ СПГГИ, 2010, pp. 117.

4. Баженов, Ю.М. Проектирование предприятий по производству строительных материалов и изделий // Учебник. М.: Издательство АСВ, 2005, pp. 472.

5. Лигоцкий, Д.Н. Организация проектирования и строительства рудных и угольных карьеров: Учебное пособие/ Д.Н. Лигоцкий, С.И. Фомин// СПГГИ (ТУ) им. Г.В. Плеханова, 2010, pp. 86.

6. Фомин, С.И. Производительность карьеров и спрос на минеральное сырьё// СПГГИ (ТУ), 1999, pp. 169.

7. Фомин, С.И. Производительность карьеров и спрос на минеральное сырьё// СПб.: Изд–во Тема, 1999, pp. 167.

8. Ржевский, В.В. Открытые горные работы. Производственные процессы: Учебник для вузов/ В.В. Ржевский// М.: Недра, Часть 1985, 1, pp. 509.

9. Ржевский, В.В. Открытые горные работы. Технология и комплексная механизация: Учебник для вузов/ В.В. Ржевский// М.: Недра, Часть 1985, 2, pp.549.

10. Giao, H.S. Kỹ Thuật khai thác đá vôi, Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật, 1981.

11. Tuân, N.T. Nghiên cứu chọn phương pháp khai thác hợp lý cho khoáng sàng đá vôi Việt Nam có địa hình dạng núi cao. Luận án phó tiến sĩ khoa học, Trường Đại học Mỏ–Địa chất, 1985.

12. Hoa, L.T.T. Phân tích đánh giá công nghệ khai thác đá vôi ở các mỏ đá phía Bắc Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 1998.

13. Bão, T.Đ. Hoàn thiện các thông số của hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng chuyển tải bằng năng lượng chất nổ ở những mỏ vật liệu xây dựng dạng địa hình núi cao. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 2013.

14. Vu, T.; Bao, T.D.; Drebenstedt, C.; Hien, P.; Hoai, N.; Duc, N. Optimisation of long–term quarry production scheduling under geological uncertainty to supply raw materials to a cement plant. Trans. Inst. Min. Metall., Sect. A: Min. Technol. 2021.

15. ЧАН ДИНЬ БАО. Обоснование параметров технологических схем открытой разработки сложноструктурных месторождений цементного сырья Вьетнама, Диссертацияна соискание ученой степени кандидата технических наук, Санкт–Петербургский горный университет, 2019.

16. Igorevich, F.S.; Bao, T.D.; Hoan, D.N. Определение параметров берм безопасности для горнотехнических условий карьеров Вьетнама. Горный информационно–аналитический бюллетень, 2019.

17. Tuấn, N.A.; Việt, P.V.; Minh, L.Đ. Đề xuất mô hình khai thác hợp lý cho các mỏ đá vôi tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Công nghiệp Mỏ 2010, 4, 24–27.

18. Tuấn, N.A.; Hiếu, V.Đ. Kích thước hình học các khối đá và nguy cơ mất ổn định bờ mỏ và sườn dốc. Tạp chí Công nghiệp Mỏ 2016, 2, 53–58.

19. Báo cáo thăm dò đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng đến cốt +10m tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa do Công ty CP Khảo sát và Xây dựng lập tháng 7 năm 2015.