Tác giả

Đơn vị công tác

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp.HCM; lntuan@hcmus.edu.vn

2 Phân viện Khoa học Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; quachthaiduong86@gmail.com

3 Trường Đại học Xây dựng miền Trung; phanthanhdan@muce.edu.vn

4 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng; ntnan9999@gmail.com.

5 Viện Khí tượng Thuỷ văn Hải văn và Môi trường; lqtoaihd@gmail.com

*Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–98371379

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá, lựa chọn các mô hình sinh kế nông nghiệp (SKNN) thích ứng với xâm nhập mặn (XNM) trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), đề xuất áp dụng tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021–2030. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của các mô hình SKNN hiện hữu tại địa phương, xem xét 25 mô hình SKNN thích ứng với XNM áp dụng có hiệu quả tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), căn cứ bộ tiêu chí21 (ánh giá tính khả thi (gồm 7 nhóm tiêu chí và 45 chỉ thị thành phần), 15 mô hình SXNN thích ứng XNM thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) và sản xuất kết hợp được xây dựng phù hợp với tình hình canh tác tại tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, 05 mô hình được triển khai thí điểm tại 20 hộ (trồng lúa, bắp nếp, dưa hấu, nuôi bò sinh sản và cá rô phi vằn) cho hiệu quả kinh tế cao cũng như tiềm năng nhân rộng tại các khu vực có điều kiện tương tự. Để tăng cường hiệu quả ứng dụng, 03 hội nghị tập huấn tại huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít và 01 chuyến tham quan, học tập thực tế tại tỉnh Bến Tre đã được tổ chức kèm theo Sổ tay khuyến nông và Tài liệu kỹ thuật.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Tuấn, L.N.; Dương, Q.T.; Dân, P.T.; Ẩn, N.T.N.; Toại, L.Q. Nghiên cứu, đề xuất các mô hình sinh kế nông nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn tại tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 744, 1-16.

Tài liệu tham khảo

1. Tuấn, L.N.; Thịnh, N.N.; Phùng, N.K. Xây dựng kịch bản mực nước biển dâng trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Chuyên san KHTN 2018, 2(5), 184–191.

2. Phụng, L.T.; Phùng, N.K.; Nam, B.C.; Hoàng, T.X.; Tuấn, L.N. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn ở tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khí tượng Thuỷ Văn 2017, 674, 8–15.

3. Tuan, L.N.; Minh, P.N. Assessing changes in saltwater intrusion in some main rivers of Vinhlong province. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ 2017, 20(T4), 261–269.

4. Phùng, N.K.; Bảy, N.T.; Kim, T.T.; Tuấn, L.N. Nguy cơ xâm nhập mặn các sông chính tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tạp chí Khí tượng Thủy Văn 2017, 678, 1–11.

5. Tuấn, L.N.; Nguyệt, N.L.P.; Kiệt, H.A. Diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính chảy qua địa bàn TpHCM. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự 2017, 182–191.

6. The Department for International Development (DFID). Sustainable livelihoods guidance sheets, 1999.

7. Ngọc, P.T.B.; Sơn, N.H. Sinh kế nông nghiệp thích ứng với BĐKH: Kinh nghiệm của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu 2018, 8, 63–72.

8. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD). Sổ tay các mô hình thí điểm sinh kế thích ứng với BĐKH, 2013.

9. Bổng, B.B.; Bộ, N.V.; Sơn, N.H.; Tùng, L.T.; Tú, T.Q.; Toản, T.Q.; Yên, B.T.; Trung, N.D.; Labios, R.V.; Sebastian, L.S. Biện pháp thích ứng cho hệ thống canh tác dựa trên lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH: Báo cáo đánh giá. Báo cáo hoạt động số 245 CCAFS. Wageningen, Hà Lan: Chương trình Nghiên cứu của CGIAR về Biến đổi Khí hậu, Nông nghiệp và An ninh Lương thực (CCAFS), 2018.

10. Ito, Y.;  Matsumotob, K.; Usupc, A.; Yamamotod, Y. A sustainable way of agricultural livelihood: edible bird’s nests in Indonesia. Ecosyst. Health Sustainability 20217(1), 1960200.

11. Tuấn, L.A. và cs. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6, 2014.

12. Tổ chức CARE tại Việt Nam. Nghiên cứu kỹ thuật loại hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu dành cho người nghèo ít đất & không đất. Dự án thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ICAM), 2015.

13. Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, CBCC–MARD, Văn phòng OCCA. Nghiên cứu rà soát, đánh giá, tổng kết và tài liệu liệu hóa các giải pháp, các mô hình thích ứng và đề xuất hướng ưu tiên triển khai nhân rộng. Hà Nội, 2013.

14. Hương, H.T.L. Nghiên cứu phát triển bộ chỉ số thích ứng với BĐKH phục vụ công tác quản lý nhà nước về BĐKH. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước, BĐKH.16, 2015.

15. Học, T.Q.; Hà, H.T.N.; Hợp, V.T.B. Các tổ chức xã hội hướng tới Kế hoạch Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu. UNDP/GEF SGP. Hà Nội, 2019.

16. Điệp, Đ.N.; Cầu, L.N.; Quy, L.V.; Quỳnh, P.T. Nghiên cứu áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL – Thí điểm tại một huyện điển hình. Tạp chí Môi trường 2020, số Chuyên đề Tiếng việt III/2020.