Tác giả
Đơn vị công tác
1 Viện Khoa học tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; phuongtran.monre@gmail.com; hangtd1001@gmail.com; linhlinh182096@gmail.com
2 Trường Đại học Thủy lợi; thanhthuy.nguyen.wru@gmail.com
*Tác giả liên hệ: phuongtran.monre@gmail.com; Tel.: +84–961776683
Tóm tắt
Giám sát và cảnh báo sớm ô nhiễm nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm. Các thông tin giám sát và cảnh báo sớm nếu được cung cấp thường xuyên theo thời gian thực sẽ giúp phát hiện sự cố ô nhiễm và đề ra các giải pháp ứng phó kịp thời. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu một hệ thống giám sát và cảnh báo sớm sự cố ô nhiễm nguồn nước được phát triển cho các sông Giá, Rế và Đa Độ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm trong đó phần cứng là các thiết bị quan trắc, thu nhận và server lưu trữ và xử lý số liệu. Phần mềm là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, công cụ xử lý và phân tích dữ liệu, công cụ cảnh báo sự cố ô nhiễm và trang web cung cấp thông tin chất lượng nước trên nền tảng GIS. Hệ thống có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ về hiện trạng chất lượng trên bản đồ trực tuyến bao gồm: Chất lượng nước từ các đo đạc định kỳ, chất lượng nước quan trắc từ các hệ thống giám sát theo thời gian thực, lưu lượng xả, chất lượng nước của các nguồn thải, thông tin người dùng cung cấp. Hệ thống được phát triển đã cung cấp những thông rất hữu ích cho các nhà quản lý và người dân trong công tác bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm của thành phố Hải Phòng.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Phương, T.A.; Hằng, T.T.D.; Linh, B.H.; Thủy, N.T. Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượng nước theo thời gian thực các sông Giá, Rế và Đa Độ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2022, 744(1), 91-98.
Tài liệu tham khảo
1. https://thanhnien.vn/giat-minh-ty-le-thu-gom-xu-ly-nuoc-thai-o-do-thi-viet-nam-1851468351.htm
2. Lakshmikantha, V.; Hiriyannagowda, A.; Manjunath, A.; Patted, A.; Basavaiah, J.; Anthony, A.A. IoT based smart water quality monitoring system. Global Transitions Proceedings 2021, 2(2), 181–186.
3. Ding, X.; Zhang, J.; Jiang, G.; Zhang, S. Early warning and forecasting system of water quality safety for drinking water source areas in Three Gorges Reservoir Area, China. Water 2017, 9(7), 465.
4. Fuquan, N.I.; Guodong, L.I.U.; Jian, Y.E.; Huazhun, R.E.N.; Shangchun, Y.A.N.G. ArcGIS–based rural drinking water quality health risk assessment. J. Water Resour. Prot. 2009.
5. Li, J.; Yu, N.; Zhang, B.; Jin, L.; Li, M.; Hu, M.,... & Yu, H. Occurrence of organophosphate flame retardants in drinking water from China. Water Res. 2014, 54, 53–61.
6. Swistock, B.R.; Clemens, S.; Sharpe, W.E.; Rummel, S. Water quality and management of private drinking water wells in Pennsylvania. J. Environ. Health 2013, 75(6), 60–67.
https://dsa.org.vn/5807-2/
7. https://farmtechvietnam.com/
8. Tuấn, N.Đ. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các khu chế xuất – khu công nghiệp ở TP.HCM”, 2008.
9. https://cenintec.com/category/tin-tuc/e-aqua/
10. https://bkaii.com.vn/tin-tuc/212-gioi-thieu-he-thong-giam-sat-tu-dong-chat-luong-nuoc-qua-gprs