Tác giả

Đơn vị công tác

1 Khoa Kỹ Thuật Công nghệ Môi trường, Trường Đại học An Giang – Đại học Quốc gia TPHCM; ptkhanhagu@gmail.com; tthngocagu@gmail.com

2 Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang; nvthienvu@gmail.com

*Tác giả liên lạc: ptkhanhagu@gmail.com; Tel.: +84–918440275

Tóm tắt

Búng Bình Thiên là khu bảo tồn đất ngập nước thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Những năm gần đây nước bên trong Búng luôn bị tù đọng, ô nhiễm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá chất lượng nước của Búng và kiến nghị cho người dân vùng nghiên cứu về biện pháp sử dụng nước. Có 21 vị trí được thu thập phía trái, giữa và phải dọc theo chiều dài của Búng qua hai đợt khảo sát vào mùa mưa 2020 và mưa khô 2021. Mỗi vị trí cách nhau 700m. Tổng cộng có 42 mẫu được thu thập để phân tích các thông số pH, DO, COD, NH4+–N, PO43–, Chlorophyll–a và tổng Coliform. Các mẫu nước được đánh giá bằng chỉ số WQI. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nước trong Búng có dấu hiệu nhiễm Phosphate và vi sinh không sử dụng được cho mục đích sinh hoạt. Hơn nữa, kết quả cũng chỉ ra rằng hàm lượng Chlorophyll–a cao nhất ở vị trí bên trái dọc theo chiều dài của Búng và ở cuối Búng. Chỉ số NDVI có mối quan hệ tuyến tính với Chlorophyll–a theo phương trình y = 3.5106x2 + 8.3298x + 0.601 với hệ số tương quan R2 = 0,89, trong đó y = Chlorophyll–a, x = NDVI. Các bản đồ lớp phủ trong và xung quanh Búng cũng được thành lập bằng kỹ thuật Viễn Thám giúp cho chúng ta có cái nhìn trực quan về chất lượng nước trong hồ thông qua sự phân bố thực vật và chlorophyll–a.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Khanh, P.T.; Vũ, N.V.T.; Ngọc, T.T.H. Đánh giá chất lượng nước Búng Bình Thiên bằng chỉ số WQI tích hợp với GIS và Viễn thám. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2023, 745, 51-64.

Tài liệu tham khảo

1. Baroni, L.; Cenci, L.; Tettamanti, M.; Berati, M. Evaluating the environmental impact of various dietary patterns combined with different food production systems. European J. Clin. Nutr. 200761(2), 279–286. Doi:10.1038/sj.ejcn.1602522.

2. Çepel, N.; Ergün, C. The Importance of Water and its Ecological Problems. 2003.

3. Akın, M.; Akın, G.; Suyun Önemi.; Türkiye’de Su Potansiyeli.; Su Havzaları ve Su Kirliliği. Ankara Üniversitesi Dil ve Tarih–Coğrafya Fakültesi Dergisi, 2007, 47(2), 105–118.

4. Kılıç, Z. The importance of water and conscious use of water. 2020. https://medcraveonline.com/IJH/the-importance-of-water-and-conscious-use-of-water.html.

5. Aksungur, N.; Firidin, Ş. Use of Water Resources and Sustainability. Araştırma Bülteni 2008, 8(2), 9–11.

6. Pimentel, D.; Berger, B.; Filiberto, D. et al. Water Resources, Agriculture, and the Environment. Ithaca (NY): New York State College of Agriculture and Life Sciences, Cornell University. Environmental Biology Report, 2004, 1–46.   

7. Sahin, B.A. Global Problem, Water Scarcity and Virtual Water Trade. Master Thesis, Çorum Hitit University. Institute of Social Sciences 2016, 128–1308.

8. Troell, Max; Naylor, Rosamond L.; Metian, Marc; Beveridge, Malcolm; Tyedmers, Peter H.; Folke, Carl; Arrow, Kenneth J.; Barrett, Scott; Crépin, Anne–Sophie; Ehrlich, Paul R.; Gren, Åsa. Does aquaculture add resilience to the global food system. Proc. Natl. Acad. Sci. 2014111(37), 13257–13263. Doi:10.1073/pnas.1404067111.

9. Ravindranath, Nijavalli H.; Sathaye, Jayant A. Climate Change and Developing Countries. 2002. Springer. ISBN 978-1-4020-0104-8OCLC 231965991.

10. WHO. Safe Water and Global HealthArchived from the original on 24 December 2010.

11. Akın, G. Ecology and Environmental Problems. Ankara: Tiydem Yayıncılık. 2009.

11. Tra, M. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam và giải pháp khắc phục, 2020. Trực tuyến: https://xulynuocgiengkhoan.com/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet-nam-va-giai-phap-khac-phuc/.

12. UNEP International Environment. Environmentally Sound Technology for Wastewater and Stormwater Management: An International Source Book. 2002. IWA. ISBN 978–1–84339–008–4OCLC 49204666.

13. Quyền, L.C. Sự phân bố phiêu sinh thực vật ở Búng Bình Thiên, An Giang. Tạp chí khoa học Đại học An Giang 2015, 7(3), 66–74.

14. Chen, C.; Tang, C.; Pan, Z.; Zhan, H.; Larson, M.; Jonsson, L. Remotely sensed assessment of water quality levels in the Pearl River Estuary, China. Mar Pollut Bull. 2007, 54(8), 1267–1272.

15. Ty, D.V.; Huy, N.H.; Da, C.T.; Ut, V.N. Đánh giá sự biến động chất lượng nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ 2018, 54(3B), 125–131. Doi:10.22144/ctu.jvn.2018.048.

16. Toàn, P.T. Nghiên cứu lựa chọn chỉ số chất lượng nước để đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ. Tạp chí khí tượng thủy văn 2011, 606, 24–29.

17. Phú, N.D. Ứng dụng chỉ số WQI để đánh giá chất lượng nước sông Hồng. Luận văn thạc sĩ ngành Khoa học môi trường. Trường Đại học Khoa học Hà Nội, 2011.

18. Dewidar, Kh.; Khed, A. Water quality assessment with simultaneous Landsat–5 TM at Manzala Lagoon, Egypt. Kluwer Acedamic Publishers. 2001, 49–57.

19. Hellweger, F.L.; Schlosser, P.; Lall, U.; Weissel, J.K. Use of satellite imagery for Water quality studies in New York Habor. Estuarine Coastal Shelf Sci. 2003, 61, 337–347.

20. Ma, R.; Dai, J. Investigation of chlorophyll–a anh total suspended matter concentrations using Landsat ETM and field spectral measurement in Taihu Lake, China. Int. J. Remote Sens. 2004, 1–15.

21. Steven, M.; Kloiber, Patrick L.; Brezonik, Leif G.; Olmanson, Marvin E.; Bauer. A procedure for regional lake water clarity assessment using Landsat multispectral data. Romote Sens. Environ. 2001, 82, 38–47.

22. Kutser, T.; Donald, C.; Tranvik, P.L.; Reinart, A.; Sobek, S.; Kallio, K. Using satellite remote sensing to estimate the colored dissolved organic matter absorption coefficient in Lake. Ecosystem 2005, 8(6), 709–720.

23. Thiện, H.M. Ứng dụng viễn thám trong đánh giá chất lượng nước hồ Dầu Tiếng và Sông Sài Gòn. Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý môi trường. Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, 2008.