Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; lntuan@hcmus.edu.vn
*Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–908391379
Tóm tắt
Tải lượng các chất ô nhiễm TSS, BOD, COD, tổng Nitơ (TN) và tổng Photpho (TP) trong nước thải sinh hoạt - dịch vụ (SH-DV), nuôi trồng thủy sản (NTTS), tiểu thủ công nghiệp (TTCN), chăn nuôi (ChN) và du lịch phát sinh tại vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) được xem xét, dự báo đến năm 2030 với 3 kịch bản xử lý nước thải (XLNT) khác nhau. Trong nghiên cứu này, các phương pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu và kỹ thuật GIS được sử dụng nhằm mục tiêu xác định loại nguồn thải, nguồn tiếp nhận nước thải, khu vực và thời điểm xả thải đáng quan tâm trong năm. Kết quả cho thấy NTTS hiện phát sinh tải lượng ô nhiễm lớn nhất trong phạm vi nghiên cứu, chiếm 90-92,5% (tính theo các thông số ô nhiễm nêu trên); tiếp đến là SH-DV và chăn nuôi. Nguồn tiếp nhận chủ yếu bao gồm sông Soài Rạp (74,5%), Lòng Tàu (15,4%) và Đồng Tranh (6,6%). Dự báo đến năm 2030, tải lượng ô nhiễm gia tăng 2,2 lần (tính theo COD) nếu không cải thiện tình hình XLNT. Tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể khi các quy chuẩn xả thải được thực thi hiệu quả hoặc đáp ứng tối đa. Kết quả nghiên cứu đóng góp cơ sở dữ liệu hữu ích cho công tác kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và hoạch định chính sách phát triển tại địa phương.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Tuấn, L.N. Đánh giá tình hình phát sinh nước thải khu vực nội vi vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 750, 24-36.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2018.
2. Economopoulos, A.P. Assessment of sources of air, water and land pollution. Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution. WHO, Geneva, 1993.
3. FAO Technical documents. Assessment of Environmental hazards and impacts of Aquaculture. FAO, 1995.
4. Tuấn, L.N.; Châu, T.B.; Phương, V.N.H. Tính toán tải lượng ô nhiễm do hoạt động nuôi tôm tai huyện Cái Nước - tỉnh Cà Mau. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ 2012, 15, 29–45.
5. Phùng, N.K.; Sỹ, P.C. Đánh giá khả năng chịu tải của các dòng sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương phục vụ cấp phép xả thải. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương, 2012.
6. Công, N.C. Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước phục vụ công tác cấp phép xả nước thải. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, 2007.
7. Trang, C.T.T.; Thạnh, T.Đ.; Sinh, L.X. Đánh giá tải lượng ô nhiễm đưa vào hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và dự đoán đến năm 2020. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 2013, 13(3), 276–283.
8. Phùng, N.K.; Tuấn, L.N. Đánh giá hiện trạng nước mặt và tính toán sơ bộ khả năng tiếp nhận nước thải của sông Bến Lức, huyện Bến Lức, Tỉnh Long An. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2012, 615, 17–24.
9. San Diego-McGlone, M.L.; Smith, S.V.; Nicolas, V.F. Stoichiometric interpretations of C:N:P ratios in organic waste materials. Mar Pollut. Bull. 2000, 40, 325–330.
10. Cao Thị Thu Trang và Nguyễn Thị Phương Hoa. Đánh giá sức tải môi trường vùng nước ven đảo Cát Bà phục vụ cho phát triển bền vững. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 2009, 154–168.
11. Viện Môi Trường và Tài Nguyên. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ của Cục Môi trường: Điều tra thống kê và lập danh sách các nguồn thải gây ô nhiễm đối với lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai (Giai đoạn 1), 2005.
12. Tchobanoglous, G.; Burton, F.L. Wastewater Engineering - Treatment, Disposal, and Reuse. 3rd ed. McGraw-Hill Publishing Company, New York, 1991.
13. Tuấn, L.N.; Thuý, T.T.; Quân, T.M. Đánh giá tình hình phát sinh nước thải tại khu vực phía nam tỉnh Bình Dương. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Chuyên san Khoa học Tự nhiên 2018, 2(4), 176–183.
14. Quyết định số 4766/QĐ-UBND ngày 15/9/2012 của UBND Tp.HCM về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ, 2012.
15. Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 của UBND Tp.HCM về ban hành quy định về phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn Tp.HCM, 2016.
16. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế, 2006.
17. Quyết định số 3978/QĐ-UBND ngày 13/8/2015 của UBND Tp.HCM về phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn. TpHCM (Quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn Thành phố đến năm 2030), 2015.
18. Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27/4/2019 của UBND Tp.HCM về ban hành chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, 2019.
19. Quyết định số 4047/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND Tp.HCM về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Trung tâm thủy sản thành phố, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, 2013.
20. Vinh, L.T.; Thủy, N.T.T. Ảnh hưởng của các nguồn thải đến môi trường nước đầm Thị Nại. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 2011, 11(4), 35–46.