Tác giả
Đơn vị công tác
1 Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; doanquangtrikttv@gmail.com
2 Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển - Bộ Tham mưu Hải quân; phamvanhungh2t@gmail.com
*Tác giả liên hệ: phamvanhungh2t@gmail.com; Tel.: +84–988579358
Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả phân bố theo không gian của 08 sóng triều chính (M2, S2, N2, K2, K1, O1, Q1, P1), đặc tính thủy triều tại một số đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa với phương pháp bình phương nhỏ nhất theo chuẩn Institute of Ocean Sciences (IOS). Kết quả cho thấy, khi số lượng sóng triều tăng, giá trị cực trị thủy triều thiên văn (Highest Astronomical Tide-HAT, Lowest Astronomical Tide-LAT), Mean Sea Level (MSL), mực nước thủy triều dự tính từng giờ hàng năm đạt độ chính xác cao hơn so với các phương pháp truyền thống dùng từ 8 đến 11 hằng số điều hòa (HSĐH). Tính chất thủy triều tại các đảo, bãi đá khu vực quần đảo Trường Sa không hoàn toàn là nhật triều không đều. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế: thủy triều thực đo trên số “0 hải đồ” nhỏ hơn “0”, thời điểm xuất hiện mực nước lớn, nước ròng muộn hơn; hiện tượng ngập lụt khi thủy triều đạt cực đại, đồng thời kết quả nghiên cứu đưa ra phương thức phân tích bộ HSĐH tối ưu để thiết lập các mô hình dự tính cơ sở dữ liệu biên mực nước cho các bài toán mô phỏng động lực học biển (ven bờ, ngoài khơi) đáp ứng các kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trí, Đ.Q.; Hùng, P.V. Phân bố không gian của các sóng triều chính khu vực quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 750, 79-92.
Tài liệu tham khảo
1. Cartwright, D. Tides: A Scientific History. Cambridge University Press, Cambridge, 1999.
2. International Hydrographic Organization (IHO). Coastal Tides. 2013, pp. 411. ISBN: 978-2-903581-83-1.
3. Foreman, M.G.G.; Neufeld, E.T. Harmonic analysis of long time series. Int. Hydrographic Rev. 1991, 68(1), 85–108.
4. Schureman, P. Manual of harmonic analysis and prediction of tides. U. S. Department of Commerce. Special Publication No. 98, 2001, pp. 336.
5. The United Kingdom Hydrographic Office. Admiralty Tide Tables - Indian Ocean and South China Sea. 2002, pp. 3.
6. UK National Oceanography Centre. Tidal Analysis Software Kit (TASK). 2014.
7. International Hydrographic Organization (IHO). Harmonic Constituents with Nodal Corrections, 2006.
8. Doodson, A.T. The analysis and prediction of tides in shallow water. Int. Hydrographic Rev. 1957, 34, 85–111.
9. Danish Hydraulic Institute. Tidal Analysis and Prediction Module. MIKE 21 Scientific Documentation. User’s Guide and Reference Manual, 2011, 2017.
10. National Oceanic and Atmospheric Administration. Tidal current analysis procedures and associated computer programs. U. S. Department of Commerce, NOS, CO-OPS 0021, 1999, pp. 101.
11. National Oceanic and Atmospheric Administration. Tidal Analysis and Prediction. NOAA Special Publication NOS CO-OPS. 2007, pp. 3.
12. Arjun, S.; Sheela, N.L.; Shamji, V.R.; Kurian, N.P. Tidal constituents in the shallow waters of the Southeast Indian coast. Marine Geodesy 2010, 33(2), 206–217.
13. Bingley, R.M.; Teferle, F.N.; Orliac, E.J.; Doodson, A.H.; Williams, S.D.P.; Baker, T.F. Absolute fixing of tide gauge benchmarks and land levels. Department for Environment Food and Rural Affairs, PB No. 12643, 2007.
14. Intergovernmental Committee on Surveying and Mapping. Australian tides manual. Special publication No. 9, 2014, 5, pp. 83.
15. Intergovernmental Oceanographic Commission. Manual on sea level measurements and interpretation. 2002, 1,2,3.
16. Intergovernmental Oceanographic Commission. Global sea level observing system (GLOSS) implementation plan. Intergovernmental Oceanographic Commission Technical series, 1997, pp. 50.
17. Yanguang, F.; Xinghua, Z.; Dongxu, Z.; Weikang, S.; Chuanling, J. Sea level trend and variability in the South China Sea. ISPRS Annals of Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, The Netherland, 2019, IV-2/W5.
18. Thụy, N.N.; Huấn, P.V.; Khước, B.Đ. Thử nghiệm tính hằng số điều hòa thủy triều 68 sóng cho vùng biển Việt Nam theo bộ chương trình TSLC (Mỹ). Tạp chí Khí tượng thủy văn 1996, 426, 13–15.
19. Huấn, P.V.; Hợi, N.T.; Huấn, N.M. Ứng dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất vào phân tích thủy triều và dòng triều. Khí tượng thủy văn Biển Đông. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2000.
20. Huấn, P.V.; Thành, H.T. Sơ đồ chi tiết phân tích điều hòa thủy triều. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội 2009, 25(1S), 66–75.
21. Thức, P.T.; Hùng, P.V.; Vinh, T.Đ. Xây dựng sơ đồ chi tiết để xác định số “0 hải đồ” và biên tập bảng dự tính thủy triều bằng phương pháp bình phương tối thiểu. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc tế “Biển Đông 2022”, Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2022, 690, pp. 16. ISBN: 978-604-357-067-0.
22. Bách, N.V.; Hải, N.T. Các đảo nổi vùng biển Trường Sa. Tạp chí Dầu khí 1998.
23. Thục, P.V. và cs. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng quần đảo Trường Sa, 1998.
24. Phách, P.V.; Minh, N.Q. Những nét cơ bản của cấu trúc kiến tạo khu vực quần đảo Trường Sa và Tư Chính-Vũng Mây. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 1998.
25. Hiệp, N.; Giao, N.; Quân, H.Q. Đặc điểm địa chất và tiềm năng DK vùng quần đảo Trường Sa. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Nhà nước, 1993.
26. Vinh, T.Đ.; Hùng, P.V.; Tuấn, P.V.; Chiến, T.V. Bảng thủy triều năm 2023 (Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và DK). Tập III. Bộ Tư lệnh Hải quân, 2023.
27. Huấn, P.V. Động lực học biển: Phần 3 – Thủy triều. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
28. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, 2020.
29. Huấn, P.V. và cs. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian của các hằng số điều hòa thủy triều cho vùng biển vịnh Bắc Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước QG-08-11, 2010.