Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh; pttduong@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn
*Tác giả liên hệ: ctvan@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–983738347
Tóm tắt
Các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan... đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn, rõ rệt hơn, gây thiệt hại đáng kể đến kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt là ngành trồng lúa. Có nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến năng suất lúa như: các yếu tố khí tượng, thủy văn, xâm nhập mặn, canh tác, sâu bệnh, … Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ đánh giá sự thay đổi năng suất lúa do tác động của sự thay nguồn nước (về lượng) ở tỉnh An Giang. Nghiên cứu sử dụng mô hình Cropwat tính toán năng suất lúa ứng với sự thay đổi nguồn nước trong các trường hợp lũ lớn, lũ nhỏ và lũ trung bình. Kết quả cho thấy đối với vụ Đông Xuân và vụ Mùa, trong trường hợp lũ nhỏ, năng suất tính toán đạt tỷ lệ thấp hơn so với trường hợp lũ trung bình và lớn. Tổng thiệt hại trong sản xuất vụ Đông Xuân khi có lũ nhỏ cao hơn 2 trường hợp còn lại. Đối với vụ Hè Thu, năng suất tính toán đạt tỷ lệ cao nhất trong trường hợp lũ trung bình, thiệt hại do bất lợi về nguồn nước khi có lũ trung bình ít hơn 2 trường hợp lũ nhỏ và lớn. Cụ thể, trong trường hợp lũ nhỏ, năng suất lúa vụ Đông Xuân giảm 3,2%, vụ Hè Thu giảm 6,1% và vụ Mùa giảm 1,5%. Trong trường hợp lũ trung bình và lớn, năng suất lúa vụ Đông Xuân giảm 3,1%, vụ Hè Thu giảm 5,7%. Năng suất lúa vụ Mùa trong trường hợp lũ lớn giảm 1% và giảm 1,3% trong trường hợp lũ trung bình.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Tài liệu tham khảo
1. UBND tỉnh An Giang. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh An Giang, 2020.
2. Niên giám thống kê tỉnh An Giang, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang. Quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, 2014.
4. Nghi, N.Q. Đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Lâm nghiệp 2016, 4, 133–141.
5. Phương, P.T.L. Xác lập cơ sở khoa học lượng giá kinh tế về tổn thương tài nguyên nước dưới tác động biến đổi khí hậu; thử nghiệm cho lúa, thủy sản và cây ăn trái tại vùng Tứ giác Long Xuyên. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, TNMT.2018.02.12.
6. Olmstead, S.M. Climate change adaptation and water resource management: A review of the literature. Energy Econ. 2014, 46, 500–509.
7. Spash, C.L. Assessing the benefits of improving coral reef biodiversity: The contingent valuation method. Collected essays on the economics of coral reefs, 2000, pp. 40–54.
8. Robinson, J. A review of techniques to value environmental resources in coastal zones, Coastal Zone Estuary and Waterway Management, University of Queensland, Australia, 2001, pp. 23.
9. Viết, N.V.; Liêm, N.V.; Giang, N.T.; Sơn, N.H. Tác động của những biến động khí hậu đến năng suất lúa Đông Xuân ở tỉnh Sơn La và giải pháp ứng phó. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2002, 504, 1–9.
10. Nguyen, T.M.H.; Tran, V.T.; Huynh, V.T.M.; Van, P.D.T. Evaluate the effects of hydro-meteorological factors and agricultural prodution on rice productivity in the mezzanine area in An Giang provine. J. Sci. Can Tho Univ. 2012, 23A, 165–173.
11. Van, C.T.; Duong, P.T.T.; Nga, D.T.; Ninh, L.V. Study on assessing the impact of climate change (temperature and rainfall) on rice yield in the Long Xuyen Quadrangle region (LXQR) - Vietnam. VN J. Hydrometeorol. 2021, 7, 65–73.
12. Ninh, L.V. Nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thỷ văn cơ bản tỉnh An Giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ. Luận văn thạc sĩ, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019.
13. Tú, V.H.; Cần, N.D.; Trang, N.T.; An, L.V. Tính tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Tạp chí Khoa Học 2012, 22b, 294–303.
14. Văn, C.T. Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro lũ lụt vùng ĐBSCL - Áp dụng thí điểm cho tỉnh An Giang. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường, mã số: TNMT.2016.05.15, 2018.
15. Hạnh, N.T.M.; Tỷ, T.V.; Minh, H.V.T.; Trí, P.Đ.; Trung, N.H. Ứng dụng mô hình Cropwat đánh giá năng suất lúa vùng đê bao lửng tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi của yếu tố khí tượng - thủy văn. Tạp chí Khoa học 2012, 24a, 187–197.
16. Allen, R.G.; Pereira, L.S.; Raes, D.; Smith, M. Crop evapotranspiration-Guidelines for computing crop water requirements-FAO Irrigation and drainage paper 56. Fao, Rome. 1998, 300(9), pp. D05109.
17. Food and Agriculture Organization (FAO). Cropwat, a computer program of irrigation planning and management. Rome, Italy. Irrig. Drain. 1990, pp. 46.
18. Doorenbos, J.; Kassam, A. Yield response to water. Irrig. Drain. 1979, 33, 257.
19. TCVN 8641:2011. Công trình thủy lợi - Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm, 2011.
20. Lee, S.K.; Dang, T.A. Predicting the water use-demand as a climate change adaptation strategy for rice planting crops in the Long Xuyen Quadrangle Delta. Paddy Water Environ. 2019, 17(4), 561–570.
21. Hydraulic structure - Irrigation and drainage system - Method of irrigation coefficient determination for rice crop, 2012.