Tác giả
Đơn vị công tác
1 Học viên cao học, Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ; toanm4221036@gstudent.ctu.edu.vn; phatm4220016@gstudent.ctu.edu.vn
2 Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ; siahtna3106@gmail.com; tvty@ctu.edu.vn
3 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ; hvtminh@ctu.edu.vn
*Tác giả liên hệ: tvty@ctu.edu.vn; Tel.: +84–939501909
Tóm tắt
Những thách thức về biến động nguồn nước thượng nguồn và biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa đến sản xuất nông nghiệp cũng như vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi, và do đó việc nghiên cứu chuyển đổi mô hình vận hành là vấn đề cấp thiết. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả chuyển đổi mô hình vận hành cửa van của hệ thống cống dưới đê biển Tây thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên. Trước tiên, hiện trạng vận hành các cống được đánh giá qua các tài liệu thu thập và khảo sát thực tế. Tiếp đến, các bên liên quan được phỏng vấn và kết hợp phân tích SWOT. Chỉ số chất lượng nước WQI được tính toán và chiều dày lớp bùn dưới đáy cống được đo đạc nhằm đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi về kinh tế - kỹ thuật và môi trường - xã hội. Kết quả cho thấy, hiện trạng vận hành các cống dưới đê biển Tây đã xảy ra một số trường hợp ngập úng cục bộ trên các khu vực có địa hình thấp, chưa có hệ thống đê bao khép kín và các cống vận hành tự động nên không chủ động mở thoát nước kịp thời. Kết quả đánh giá hiệu quả cho thấy tuy chi phí đầu tư cải tạo ban đầu tương đối cao (từ 5,4-6,6 tỷ/cửa van) nhưng sản lượng và năng suất lúa có xu hướng tăng, tiết kiệm chi phí nạo vét từ 5-8 triệu/cửa/năm, chất lượng nước mặt trong vùng được cải thiện đáng kể theo WQI. Kết quả phân tích SWOT cho thấy mô hình vận hành mới có tính ưu việt hơn mô hình đóng/mở tự động theo thủy triều.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Toàn, N.T.; Phát, L.T.; An, N.T.; Minh, H.V.T.; Tỷ, T.V. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi mô hình vận hành cửa van của hệ thống cống dưới đê biển Tây thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2023, 750(1), 89-104.
Tài liệu tham khảo
1. Khanh, L.H.; Luật, N.Q.; Ly, T.T.T.; Trí, L.H.; Tỷ, T.V.; Thịnh, H.T.G.; Minh, H.V.T. Đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi và khả năng đáp ứng nhu cầu nước của các hồ chứa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 741, 42–56. Doi:10.36335/VNJHM.2022(741).42-56.
2. Hoàng, H.M.; Trí, V.P.Đ.; Đường, H.M.; Thảo, T.D.N. Tác động của hệ thống công trình thủy lợi đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2020, 56(2), 74–87. Doi:10.22144/ctu.jvn.2020.033.
3. Minh, H.V.T.; Masaaki, K.; Ty, T.V.; Dat, T.Q.; Kieu, L.N.; Ram, A.; Mostafizur, R.Md.; Mitsuru, O. Effects of Multi-Dike Protection Systems on Surface Water Quality in the Vietnamese Mekong Delta. Water 2019, 11(5), 1010. Doi:10.3390/w11051010.
4. Xô, L.Q. Đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường 2014, 9(46), 15–18.
5. Vi, P.T.T.; Minh, H.V.T.; Trí, L.H.; Khanh, L.H.; Tỷ, T.V. Đánh giá khả năng cấp nước từ hồ chứa nước Ôtuksa cho các mô hình sản xuất tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 730(10), 42–52. Doi:10.36335/VNJHM.2021(730).42-52.
6. Dũng, N.L.; Chí, B.D.; Bình, Đ.V.; Trường, T.T. Giải pháp vận hành thông minh hệ thống thủy lợi liên tỉnh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp Chí Khoa học và Công nghệ Thủy Lợi 2021, 69, 1–10.
7. Toản, T.Q.; Khanh, P.T. Cân bằng nước và một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 740(8), 74–87. Doi:10.36335/VNJHM.2022(740).74-87.
8. Nam, N.T.; Thuc, P.T.B.; Dao, D.A.; Thien, N.D.; Au, N.H.; Tran, D.D. Assessing Climate-Driven Salinity Intrusion through Water Accounting: A Case Study in Ben Tre Province for More Sustainable Water Management Plans. Sustainability 2023, 15(11), 9110. Doi:10.3390/su15119110.
9. Minh, H.V.T.; Lavane, K.; Ty, T.V.; Downes, N.K.; Hong, T.T.K.; Kumar, P. Evaluation of the Impact of Drought and Saline Water Intrusion on Rice Yields in the Mekong Delta, Vietnam. Water 2022, 14(21), 3499. Doi:10.3390/w14213499.
10. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang. Chấp thuận chủ trương lập dự án đầu tư: Dự án cải tạo cửa van vận hành tự động theo thủy triều thành cửa van vận hành chủ động và hệ thống kết nối, tự động hóa công tác vận hành (SCADA) tại các cống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 7256/VP-KTCN 2018, Ngày 21/12/2018.
11. Sở NN&PTNT Kiên Giang. Báo cáo đánh giá công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 315/BC-SNNPTNT 2019, Ngày 07/08/2019.
12. Liên, N.T.K.; Phú, T.Q.; Oanh, D.T.H.; Út, V.N.; Huy, L.Q. Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến Sông Hậu. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2016, 43, 68–79. Doi:10.22144/ctu.jvn.2016.138.
13. Tú, V.H.; Trang, N.T.; Hiệp, P.V. Đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập nông hộ trồng mía tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2019, 55(2), 150–156. Doi:10.22144/ctu.jvn.2019.058.
14. Hoàng, H.M.; Anh, Đ.T.; Tuấn, L.A.; Dũ, L.V.; Phượng, T.N. Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2016, 47, 1–12. Doi:10.22144/ctu.jvn.2016.595.
15. Quyên, N.T.K.; Hiền, H.V.; Anh, L.T.N. Tác động về mặt tài chính và dự đoán khả năng xuất hiện dịch bệnh của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2017, 52, 103–112. Doi: 10.22144/ctu.jvn.2017.130.
16. Tuấn, V.V.; Dũng, L.C.; Thoa, N.T.K. Đánh giá hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa thơm đặc sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2020, 56(5), 269. Doi: 10.22144/ctu.jvn.2020.137.
17. Phú, H.; Thảo, N.L.N.; Hân, H.T.N. Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước vùng tứ giác Long Xuyên và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ nguồn nước. Tạp chí Khí tượng thủy văn 2021, 723(3), 13–22. Doi:10.36335/VNJHM.2021(723).13-22.
18. Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang. Bản đồ hiện trạng thủy lợi tỉnh Kiên Giang 2022.
19. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi Tứ Giác Long Xuyên. 3829/QĐ-BNN-TCTL 2021, Ngày 22/09/2021.
20. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam. Báo cáo tổng kết Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi vùng Tứ Giác Long Xuyên phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp, 2022.
21. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2022.
22. Mees, H.L.P.; Dijk, J.; Soest, D.V.; Driessen, P.P.J.; Van Rijswick, M.H.F.M.W.; Runhaar, H. A method for the deliberate and deliberative selection of policy instrument mixes for climate change adaptation. Ecology Society 2014, 19(2), 58. Doi:10.5751/ES-06639-190258.
23. Macoun, P.; Prabhu, R. Guidelines for applying multi-criteria analysis to the assessment of criteria and indicators, 1999.
24. Tổng cục Môi trường. Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam (VN-WQI). 1460/QĐ-TCMT 2019, Ngày 12/11/2019.
25. Gürel, E. SWOT analysis: A theoretical review. J. Int. Social Res. 2017, 10(51), 994–1006. Doi:10.17719/jisr.2017.1832.
26. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định phê duyệt đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng ĐBSCL”. 633/QĐ-TTg 2020, Ngày 12/05/2020.
27. Lavane, K.; Phúc, N.H.; Phát, L.T.; Trí, L.H.; Duy, Đ.V.; Thắng, C.N.; Hồng, H.T.C.; Tỷ, T.V.; Minh, H.V.T. Nghiên cứu vận hành công trình thủy lợi trong điều kiện xâm nhập mặn: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2023, 59, 296–303. Doi: 10.22144/ctu.jvn.2023.056.
28. Vân, C.T. Nguồn nước ngọt và hệ thống thủy điện trên sông Lan Thương-Mê Công đang trở thành “vũ khí chiến lược”. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2019, 698, 38–44. Doi:10.36335/VNJHM.2019(698).38-44.
29. Trung, N.H.; Tri, V.P.D.; Linh, V.T.P. Phân vùng sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL: Hiện trạng và xu hướng thay đổi trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu. 2012. Doi:10.13140/RG.2.1.1369.8082.