Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long; huuhuevan@gmail.com
*Tác giả liên hệ: huuhuevan@gmail.com; Tel.: +84–919235799
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá ổn định bờ sông Cổ Chiên khu vực thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, góp phần làm rõ nguyên nhân sạt lở ngày càng gia tăng và trầm trọng. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá địa chất, lưu tốc dòng chảy, hình thái lòng sông từ đó xác định các nguyên nhân gây mất ổn định bờ sông và đề xuất các giải pháp bảo vệ. Nghiên cứu đã kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát, thống kê, mô hình toán, sử dụng công nghệ GIS, ArcGIS, Google Earth, Geoslope. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định bờ sông là do hạ thấp lòng dẫn, dòng chủ lưu áp sát bờ, tỷ lệ phân lưu dòng chảy, suy giảm bùn cát từ thượng nguồn. Nghiên cứu cũng kiến nghị một số giải pháp khắc phục và có khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào giám sát, cảnh báo sạt lở cho khu vực nghiên cứu.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Huệ, V.H. Đánh giá ổn định bờ sông Cổ Chiên, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 752, 12-28.
Tài liệu tham khảo
1. Trực tuyến: https://www.thiennhien.net/2020/08/07/cac-dong-song-tren-the-gioi-dang-bi-huy-hoai-vi-khai-thac-cat/.
2. Tú, L.X. Dự án Đánh giá ổn định bờ sông Cổ Chiên (Khu vực từ rạch Cái Cá đến rạch Bà Bóng) tỉnh Vĩnh Long. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2023.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long. Khai thác cát san lấp trên lòng sông Tiền (mỏ An Bình) thuộc xã An Bình huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo đánh giá tác dộng môi trường dự án, Vĩnh Long, 2011.
4. Bộ Thủy lợi. Sổ tay Kỹ thuật Thủy lợi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1979.
5. Hùng, L.M.; Sản, Đ.C. Xói lở bờ sông Cửu Long và giải pháp phòng tránh cho các khu vực trọng điểm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. HCM, 2002, tr. 196.
6. Hùng, L.M. Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu). Đề tài Độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL.2010-T/29, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2013.
7. Vinh, P.T. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể cải thiện và bảo vệ môi trường nước phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL. Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình KHCN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai Mã số: KC.08-30, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2020.
8. Hậu, L.P. Động lực học dòng sông. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 1992, tr. 193.
9. Hậu, L.P. Nghiên cứu các giải pháp KHCN cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Đề tài KC08-14/06-10, 2010.
10. Hùng, L.M. và cs. Nghiên cứu dự báo xói lở-bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở ĐBSCL. Báo cáo đề tài cấp nhà nước KC.08.15, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2004.
11. Tú, L.X. Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long, đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng. Đề tài KHCN độc lập cấp quốc gia, mã số: ĐTĐL.CN-07/17, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2022.
12. Lareal, P. và cs. Công trình trên đất yếu trong điều kiện Việt Nam. Công trình hợp tác Việt - Pháp FST No 4282901, 1989.
13. Whitlow, R. Cơ học đất (Tập 1, 2). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999.
14. Kixêlep, P.G. và cs. Sổ tay tính toán thủy lực. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1984, tr. 312.
15. Dũng, H.A. Nghiên cứu đánh giá ổn định bờ kè ven sông trên đất yếu chịu lực ngang. Luận văn Cao học, ĐH. Bách khoa TPHCM, TPHCM, 2001.
16. Chi Cục Thủy sản Vĩnh Long. Báo cáo đánh giá công tác quản lý nuôi trồng thủy sản trong khu vực nghiên cứu, Vĩnh Long, 2012.
17. Hùng, N.N. Giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu lên vùng ĐBSCL thông qua sự tham gia của khối công tư trong ngành công nghiệp cát. Dự án WWF, 2022.
18. Tsugaev, R.R. Cơ sở tính toán các công trình thủy lợi bằng đất. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1971.
19. Bích, L.N. và cs. Điều tra biến đổi lòng dẫn hệ thống sông Cửu Long, hạ du sông Đồng Nai - Sài Gòn và định hướng giải pháp kỹ thuật phòng chống sạt lở giảm nhẹ thiên tai trên sông Cửu Long. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 1995-1998.