Tác giả
Đơn vị công tác
1 Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; doanquangtrikttv@gmail.com
2 Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển - Bộ Tham mưu Hải quân; phamvanhungh2t@gmail.com
3 Học viện Hải quân Nhân dân Việt Nam - Bộ Tư lệnh Hải quân; pthucacademy@yahoo.com.vn
*Tác giả liên hệ: phamvanhungh2t@gmail.com; Tel.: +84–988579358
Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng lượng điện thủy triều (NLĐTT) khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK Việt Nam. Với nhu cầu sử dụng điện của quân - dân trên các đảo ngày càng cao và yêu cầu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo (NLTT) trong Chiến lược năng lượng quốc gia, việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng NLĐTT ở khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK Việt Nam là yêu cầu cần thiết hiện nay. Bài báo trình bày phương pháp nghiên cứu, đánh giá tiềm năng NLĐTT của các tua-bin trạm điện thủy triều và năng lượng dòng triều. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tại tầng mặt, tổng tiềm năng NLĐTT ước tính (AEP) từ 3,3-27,0 GWh/năm; tại tầng nước 20 m, AEP từ 2,3-26,4 GWh/năm; tại tầng nước 50 m, AEP từ 0,7-20,5 GWh/năm. AEP có giá trị lớn nhất tại khu vực bãi ngầm Chim Biển, An Bang, Trường Sa Đông và tương đối ổn định với dao động từ 20,5-27,0 GWh/năm. Kết quả nghiên cứu, đánh giá tiềm năng NLĐTT khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK Việt Nam làm cơ sở phục vụ công tác quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác nguồn NLTT điện thủy triều khu vực ngoài khơi đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, nghiên cứu khoa học biển và các hoạt động chuyên môn khác.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trí, Q.Đ.; Hùng, P.V.; Thức, P.T. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng lượng điện thủy triều khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2023, 753, 1-12.
Tài liệu tham khảo
1. REN21. Renewables 2022 global status report: Renewable energy policy network for the 21st century. 2022, pp. 309. ISBN 978-3-948393-04-5.
2. IRENA. Offshore renewables: An action agenda for deployment. International Renewable Energy Agency, Abu Dhabi. 2021. ISBN 978-92-9260-349-6.
3. Ocean Energy Europe. Key trends and statistics 2019-2022.
4. SI OCEAN. Wave and tidal energy market deployment strategy for Europe. 1st Edition. 2014.
5. European Technology & Innovation Platform for Ocean Energy (ETIPOCEAN). Strategic research and innovation agenda for ocean energy. 2020.
6. EMEC. Assessment of tidal energy resource. Marine Renewable Energy Guides, European Marine Energy Center Ltd. 2009. ISBN 970-0-580-65642-2.
7. Toán, D.V.; Trinh, N.Q. Đánh giá tiềm năng điện thủy triều tại vùng của sông ven biển Đông Nam Bộ Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2011, 609, 47-51.
8. Huy, Đ.N.; Trinh, N.Q. Đánh giá sơ bộ tiềm năng năng lượng thủy triều tại khu vực biển Cần Giờ-TP. HCM. Tạp chí Khí tượng thủy văn 2021, 721, 54-65.
9. Hùng, N.M. và cs. Điều tra đánh giá tiềm năng các dạng Năng lượng biển chủ yếu và đề xuất các giải pháp khai thác. Đề tài KC.09/2006–2010, 2010.
10. Danish Hydraulic Institute. Tidal analysis and prediction module. MIKE_21 Scientific Documentation. User’s and Reference Manual, 2011, 2017.
11. International Hydrographic Organization (IHO). Coastal tides. 2013, pp. 411. ISBN: 978-2-903581-83-1.
12. Foreman, M.G.G. Manual for tidal currents analysis and prediction. Pacific Marine Science Report 78-6. Institute of Ocean Sciences: Patricia Bay, Sidney, BC, Canada, 2004.
13. National Oceanic and Atmospheric Administration. Assessment of the National Ocean Services’s Tidal current program. NOAA Technical report NOS CO-OPS 022, 1999.
14. Trí, Đ.Q.; Hùng, P.V. Phân bố không gian của các sóng triều chính khu vực quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 750, 79–92.
15. European Commission. H2020 Programme for Research & Innovation: Advanced monitoring, simulation and control of tidal devices in unsteady, highly turbulent realistic tide environment. RealTide Project - Grant Agreement No. 727689, 2019.
16. Byun, D.S.; Cho, C.W. Tidal current energy resources off the South and West coast of Korea: Preliminary observation - Derived estimates. Energies 2013, 6, 566–578.
17. Hwang, S.J.; Jo, C.H. Tidal current energy resource distribution in Korea. Energy 2019, 12, 4380.
18. Online available: http://www.data.marine.copernicus.eu/viewer/expert?View=dataset&dataset=MULTIOBS_GLO_REP_015_004.
19. Biển Đông. Tập II - Khí tượng thủy văn động lực biển. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. ISBN 45/241/XB-QLXB.
20. Atlas điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Việt Nam và kế cận. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 2009. ISBN: 978-604-913-008-3.
21. Online available: http://www.dhigroup.com.download/mike-by-dhi tools/coastalandseatools/global-tide-model.
22. Hiệp, N.; Giao, N.; Quân, H.Q. Đặc điểm địa chất và tiềm năng DK vùng quần đảo Trường Sa. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Nhà nước, 1993.
23. Vinh, T.Đ.; Hùng, P.V.; Tuấn, P.V.; Hưng, N.N. Bảng thủy triều năm 2021 (Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và DK). Tập III. Bộ Tư lệnh Hải quân, 2021.
24. Triton Consultant Ltd. Green Energy Study for British Columbia Phase 2: Mainland tidal current energy. Report prepared for BC Hydro, Vancouver, Canada, 2002.
25. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT. Thông tư Quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo thủy văn, 2017.
26. Huấn, P.V. Động lực học biển: Phần 3 - Thủy triều. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.