Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long; huuhuevan@gmail.com
*Tác giả liên hệ: huuhuevan@gmail.com; Tel.: +84–919235799
Tóm tắt
Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), việc mất ổn định bờ sông dẫn đến sạt lở xảy ra nhiều nơi với nhiều nguyên nhân khác nhau, riêng ở bờ kè sông Cổ Chiên, đoạn qua phường 1 TP. Vĩnh Long mất ổn định do hình thái sông cong, dòng chủ lưu áp sát bờ. Nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá địa chất, lưu tốc dòng chảy, hình thái lòng sông, bình đồ lòng sông từ đó xác định các nguyên nhân gây mất ổn định bờ sông và đề xuất giải pháp công trình bảo vệ. Nghiên cứu đã kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp thống kê và mô hình toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định bờ sông là do dòng chủ lưu áp sát bờ, tỷ lệ phân lưu dòng chảy và suy giảm bùn cát từ thượng nguồn gây nên xói chân kè. Từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp công trình khắc phục kịp thời tình trạng sạt lở khẩn cấp để bảo vệ khu vực nghiên cứu.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Huệ, V.H. Giải pháp công trình ứng phó với dòng chủ lưu áp sát bờ sông Cổ Chiên, khu vực TP. Vĩnh Long. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2023, 753, 23-36.
Tài liệu tham khảo
1. Dự án: “Đánh giá ổn định bờ sông Cổ Chiên (Khu vực từ rạch Cái Cá đến rạch Bà Bóng) tỉnh Vĩnh Long”. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2023.
2. Dự án: “Sửa chữa kè sông Cổ Chiên - thuộc đoạn Phường 1, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long”. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2023.
3. Hùng, L.M.; Sản, Đ.C. Xói lở bờ sông Cửu Long và giải pháp phòng tránh cho các khu vực trọng điểm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. HCM, 2002.
4. Whitlow, R. Cơ học đất (Tập 1, 2). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999.
5. Tsugaev, R.R. Cơ sở tính toán các công trình thủy lợi bằng đất. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1971.
6. Hùng, L.M. và cs. Nghiên cứu dự báo xói lở-bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở ĐBSCL. Báo cáo đề tài cấp nhà nước KC.08.15, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2004.
7. Hùng, N.N. Giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu lên vùng ĐBSCL thông qua sự tham gia của khối công tư trong ngành công nghiệp cát. Dự án WWF, 2022.
8. Kixêlep, P.G. và cs. Sổ tay tính toán thủy lực. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1984, tr. 312.
9. Ẩn, C.N. Cơ học đất. NXB. Đại học Quốc gia TPHCM, 2004.
10. QCVN 04-05:2012/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế (Phụ lục B).
11. TCVN 9902:2016. Công trình Thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê sông (Bảng 2).
12. Lareal, P. và cs. Công trình trên đất yếu trong điều kiện Việt Nam. Công trình hợp tác Việt - Pháp FST No 4282901, 1989.
13. TCVN 8419:2010. Công trình thủy lợi - Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ.
14. Ẩn, C.N. Nền móng. NXB. Đại học Quốc gia TPHCM, 2002.
15. Hùng, L.M. Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu). Đề tài Độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL.2010-T/29, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2013.
16. Bộ Thủy lợi. Sổ tay Kỹ thuật Thủy lợi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1979.
17. TCVN 4253:2012. Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế.
18. Hậu, L.P. Động lực học dòng sông. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 1992.
19. Tú, L.X. Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long, đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng, đề tài KHCN độc lập cấp quốc gia, mã số: ĐTĐL.CN-07/17, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2022.
20. Hậu, L.P. Nghiên cứu các giải pháp KHCN cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Đề tài KC08-14/06-10, 2010.
21. Trực tuyến: https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/vi-sao-sat-lo-bo-song-o-dong-bang-song-cuu-long-gia-tang-bat-thuong-20200728183059777.htm.