Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt

Bằng việc sử dụng mô hình WRF với hai lưới lồng 27 và 9 km, thời hạn dự báo là 24 và 48 giờ để mô phỏng đợt nắng nóng kỉ lục xảy ra trên Tây Nguyên từ ngày 8 - 15/4/2016 trên cơ sở số liệu GFS cung cấp bởi Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ có độ phân giải không gian là 0,5 x 0,5 độ kinh/vĩ với 27 mực theo chiều thẳng đứng từ 1000 - 10 mb, cũng như sử dụng số liệu quan trắc nhiệt độ tối cao trên khu vực nghiên cứu để đánh giá sai số dự báo, bài báo đã cho thấy miền tính 2 có sai số nhỏ hơn miền tính 1. Sai số giữa các hạn 24 và 48h không thay đổi nhiều (dưới 10C). Sai số ở cả hai hạn dự báo cũng không lớn, chủ yếu ở vào khoảng 2 - 40C. Đồng thời sai số chủ yếu thiên âm, nghĩa là giá trị dự báo nhỏ hơn giá trị quan trắc ở cả hai hạn dự báo.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Viết Lành (2017), Nghiên cứu mô phỏng đợt nắng nóng kỷ lục từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 4 năm 2016 tại Tây Nguyên bằng mô hình WRF. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 675, 35-42.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Viết Lành (2008), Thử nghiệm dự báo ảnh hưởng của gió mùa đến thời tiết Việt Nam bằng mô hình WRF, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, số 574, tháng 10/2008;

2. Nguyễn Viết Lành và Chu Thị Thu Hường (2016), Khô nóng và hình thế thời tiết gây khô nóng ở Tây Nguyên, Tạp chí Khí tượng Thủy văn số 665, tháng 05/2016;

3. Wei Wang NCAR/NESL/MMM (2014),WRF Nesting: Set Up and Run, Mesoscale & Microscale Meteorological Division /NCAR.