Tác giả

Đơn vị công tác

1 Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ; phuonganhdbkt@gmail.com; vovanhoa80@yahoo.com; hiepwork@gmail.com; dinhduongkttv@gmail.com; phongdbkt@yahoo.com

2 Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

3 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; phamlekhuongigp@gmail.com

*Tác giả liên hệ: phuonganhdbkt@gmail.com; Tel: +84−904926828

Tóm tắt

Bão và mưa lớn do bão là thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng cả về người và tài sản. Dự báo được mưa lớn do bão đóng góp quan trọng trong việc phòng tránh và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Bài báo này sử dụng số liệu vệ tinh, radar, dữ liệu bão từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia kết hợp phân tích hình thế synop, độ đứt gió thẳng đứng, tổng ẩm khí quyển để phân tích sự phân bố mưa khi bão hoạt động gần bờ và đổ bộ, sau đó so sánh với sự phân bố lượng mưa quan trắc của các cơn bão. Kết quả cho thấy khu vực có độ đứt gió yếu (<10 m/s) và có tổng ẩm khí quyển lớn (>60 kg/m2) là môi trường thuận lợi cho bão Biển Đông phát triển. Sự phân bố lượng mưa ảnh hưởng bởi sự phân bố tổng ẩm khí quyển, khu vực có lượng mưa lớn nhất trùng với khu vực có tổng ẩm khí quyển cực đại. Độ đứt gió thẳng đứng có ảnh hưởng mạnh đến sự phân bố của mưa trong bão. Trường hợp độ đứt gió <10 m/s, lượng mưa phân bố tương đối đối xứng qua tâm bão. Trường hợp độ đứt gió >15 m/s, lượng mưa phân bố bất đối xứng và tập trung ở bên trái tâm bão (theo hướng di chuyển). Kết quả của nghiên cứu giúp dự báo viên có cái nhìn tổng quan trong phân tích và dự báo mưa bão.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Ánh, Đ.T.; Hòa, V.V.; Khương, P.L.; Hiệp, N.V.; Dương, Đ.H.; Phong, V.V. Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ đứt gió thẳng đứng và tổng ẩm khí quyển đến sự phân bố lượng mưa khi bão hoạt động gần bờ và đổ bộ. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024, 760, 91-109.

Tài liệu tham khảo

1. Chen and et al. An Overview of Research and Forecasting on Rainfall Associated with Landfalling Tropical Cyclones, Advances in atmospheric sciences, 2009.

2. Wu, L et al. Observational Analysis of Tropical Cyclone Formation Associated with Monsoon Gyres. J. Atmos. Sci. 2013, 70, 1023–1034.

3. Shuyi, S.C.; John, A.K.; Frank, D.M.J. Cyclone Rainfall Asymmetries Deduced from TRMM. Monthly Weather Review. 2006, 3190–3208.

4. Matthew, T.W.; Daniel, J.C. Effects of Vertical Wind Shear on Tropical Cyclone Precipitation, 2010.

5. Manuel, L et al. Precipitation Distribution in Tropical Cyclones Using the Tropical Rainfall Measuring Mission (TRMM) Microwave Imager: A Global Perspective, 2004.

6. Zifeng, Y.; Yuqing, W.; Haiming, X.; Noel, D.; Yandie, C.; Yimin, C.; Hui, Y. On the relationship between intensity and rainfall distribution in tropical cyclones making landfall over China. J. Appl. Meteorol. Climatol. 2017, 56(10), 2883–2901.

7. Yao, Z. Spatial Characteristics of Rain Fields Associated with Tropical Cyclones Landfalling Over the Western Gulf of Mexico and Caribbean Sea. AMS. J. 2018, 1711–1727.

8. Ngữ, N.Đ. và cs. Phân vùng ảnh hưởng của bão ở Việt Nam, Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, 2010, Mã số: KC-08-01.

9. Khánh, N.V.; Thụy, P.Đ. Một số đặc trưng cơ bản của bão hoạt động trên Biển Đông và Việt Nam, 1985.

10. Thắng, N.V. và cs. Ảnh hưởng của bão ở Việt Nam thời kỳ 1961-2014. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, 2016, 3S, 210–216.

11. Hằng, V.T.; Hương, N.T.T.; Tân, P.V. Đặc điểm hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945-2007. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 2010, 26(3S), 344–353.

12. Anh, N.T.H.; Jun, M.; Duc, N.T.; Nobuhiko, E. A Climatological Study of Tropical Cyclone Rainfall in Vietnam. J- Stage. 2012, 8, 41–44.

13. Thanh, P.H. et al. Rainfall Trends in Vietnam and Their Associations with Tropical Cyclones during 1979-2019. J- Stage. 2020, 16, 169–174.

14. Prat, O.P.; Nelson, B.R. On the link between tropical cyclones and daily rainfall extremes derived from global satellite observations. J. Climate. 2016, 29, 6127-6135.