Tác giả

Đơn vị công tác

1 Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; haiauvtn@gmail.com

2 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; dienbhd@gmail.com

*Tác giả liên hệ: haiauvtn@gmail.com; Tel.: +84–989115280

Tóm tắt

Khai thác sử dụng không gian biển hướng đến mục tiêu phát triển Côn Đảo bền vững. Nghiên cứu này ứng dụng trọng số AHP kết hợp với kỹ thuật tích hợp ra quyết định TOPSIS xếp hạng thứ tự các phương án đánh giá hỗ trợ lựa chọn phương án phù hợp nhất. Dữ liệu được thu thập từ ý kiến các chuyên gia (ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các tiêu chí và mức độ phù hợp của các phương án trong định hướng khai thác sử dụng không gian biển) và các tài liệu theo 03 nhóm (Bảo vệ môi trường; Phát triển kinh tế và Cộng đồng xã hội). Kết quả tính toán AHP đã xác định được bộ trọng số cho các tiêu chí cấp 1 và cấp 2 có độ tin cậy được đánh giá cao dựa vào hệ số nhất quán CR nhỏ hơn 0,1. Từ giá trị trọng số tính toán được, kết quả mô hình tích hợp AHP-TOPSIS đã lựa chọn được phương án 2, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cảng biển với quản lý bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, gắn liền với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng. Gắn kết phát triển các hình thức du lịch với sự phát triển của cộng đồng dân cư, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Theo phương án được chọn, huyện Côn Đảo được phân chia thành 5 vùng phát triển đáp ứng được với các tiêu chí hướng đến phát triển bền vừng: (1) Vùng phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên; (2) Vùng phát triển du lịch; (3) Vùng không gian biển sử dụng cho bảo tồn và nghiên cứu khoa học (4) Vùng vận tải biển và dịch vụ cảng; (5) Vùng phát triển cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Âu, N.H.; Điền, N.T. Ứng dụng AHP kết hợp TOPSIS lựa chọn phương án khai thác sử dụng không gian biển phù hợp trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024, 764, 78-92.

Tài liệu tham khảo

1. Charles, N.E.; Fanny, D. An international perspective on marine spatial planning initiatives. Environ. J. 2010, 37(3), 9.

2. Day, J. The need and practice of monitoring, evaluating and adapting marine planning and management lessons from the Great Barrier Reef. Mar. Policy 2008, 32(5), 823–831.

3. Bass, S.; Esch, G.G. Marine managed areas: best practices for boundary making. US Department of Commerce, National Oceanic and Atmospheric Administration, Coastal Services Center, 2006.

4. Glasson, J.; Marshall, T. Regional planning. Routledge 2007.

5. Dong, A. Marine functional zoning (MFZ): Basic theories, legal system and supporting measures. Proceedings of APEC Marine Spatial Planning, Xiamen, China, 2012.

6. Archibugi, F. Planning theory: From the political debate to the methodological reconstruction. Springer Milano, 2008, pp. 126.

7. Booth, P.; Breuillard, M.; Fraser, C.; Paris, D. Spatial planning systems of Britain and France: A comparative analysis. Routledge 2007, pp. 256.

8. Reineking, B.; Secretariat, C.W.S.; Wilhelmshaven, F.J.W.S.N. The Wadden Sea designated as a PSSA. Wadden Sea Newsletter 2002, 2, 10–12.

9. Yujin, P.; Sang-Woo, L.; Junga, L. Comparison of fuzzy AHP and AHP in multicriteria inventory classification while planning green infrastructure for resilient stream ecosystems. Sustainability 2020, 12(21), 9035.

10. Hilma, N.; Eva-Maria, N.; Karin Ö. Decision support for participatory forest planning using AHP and TOPSIS. Forests 2016, 7(5), 100.

11. Enes, D.; Engin, H.Ç.; Turan, P. Spaceport selection using a novel hybrid pythagorean Fuzzy AHP & TOPSIS based methodology: A case study of Turkey. J. Aeronaut. Space Technol 2022, 15(1), 1–17.

12. Pelorus, H.K. The application of the AHP-TOPSIS for evaluating ballast water treatment systems by ship operators. Transp. Res. Part D Transp. Environ. 2017, 52, 172–184.

13. Yuan-Wei, D.; Kun, G. Ecological security evaluation of marine ranching with AHP-entropy-based TOPSIS: A case study of Yantai, China. Mar. Policy 2020, 122, 104223.

14. Lei, G.; Atakelty, H. Identifying preferred management options: An integrated agent-based recreational fishing simulation model with an AHP-TOPSIS evaluation method. Ecol. Modell. 2013, 249, 75–83.

15. Hsien-Kuo, C.; Jin-Cheng, L.; Wei-Wei, C. Protection priority in the coastal environment using a hybrid AHP-TOPSIS method on the Miaoli Coast, Taiwan. J. Coastal Res. 2012, 28(2), 369–374.

16. Burak, K.; Muge, B.; Ali, C.T. Optimum site selection for oil spill response center in the Marmara Sea using the AHP-TOPSIS method. Arch. Environ. Prot. 2018, 44(4), 38–49.

17. Hồi, N.C. Nhận diện một “Việt Nam biển”. Tạp chí Biển, Hội Biển Việt Nam 2012, 8/2012.

18. Hồi, N.C. Quy hoạch không gian biển và ven biển: nhu cầu của Việt Nam. Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế biển 2012, Vũng Tàu, 2012.

19. UBND Bà Rịa - Vũng Tàu. Báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu, 2021.

20. Saaty, T.L. Exploring the interface between hierarchies, multiple objectives and fuzzy sets. Fuzzy Sets Syst. 1978, 1(1), 57–68.

21. Hwang, C.L.; Yoon, K. Multiple attribute decision making methods and applications. Springer-Verlag Publishers, New York, 1981, pp. 269.