Tác giả
Đơn vị công tác
1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; hangttm@hus.edu.vn; tranthihuyennga@hus.edu.vn; vudinhtuan@hus.edu.vn; hoangminhtrang@hus.edu.vn; nguyenmanhkhai@hus.edu.vn
*Tác giả liên hệ: hangttm@hus.edu.vn; Tel: +84–902168955
Tóm tắt
Nghiên cứu này bước đầu nhằm đánh giá thực trạng và khả năng tái sử dụng nước của một số nguồn thải trên địa bàn tỉnh An Giang làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. 12 vị trí lấy mẫu được chọn và phân tích với 21 chỉ tiêu chất lượng nước tại mỗi vị trí. Kết quả phân tích về chất lượng nước được so sánh với quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt phục vụ cho mục đích làm nước cấp sinh hoạt. Các thông số nhiệt độ, pH, một số kim loại nặng như As, Cr, Pb, Cu đều nằm trong giới hạn cho phép trong khi TSS, COD, Fe, NH4+, PO43- và coliforms đều vượt giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của các kháng sinh cũng là nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Các chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép được phát hiện chủ yếu thuộc nguồn nước thải sinh hoạt và nông nghiệp do chưa được đầu tư xử lý hoặc tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, hoạt động nông nghiệp và thủy sản. Nguồn nước nội đồng tại khu vực nghiên cứu, kết quả tính toán WQI theo 5 nhóm thông số cho thấy WQI dao động từ 52-65 được đánh giá có chất lượng nước trung bình - phù hợp với sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác. Các nhóm công nghệ xử lý nước và chính sách quản lý được đề xuất trong nghiên cứu nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm, tái sử dụng nước làm nguồn nước cấp sinh hoạt trong bối cảnh thiếu nước sạch, khan hiếm nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hằng, T.T.M.; Nga, T.T.H.; Tuấn, V.Đ.; Trang, H.M.; Khải, N.M. Đánh giá thực trạng và khả năng tái sử dụng nước làm nước cấp cho sinh hoạt của một số nguồn thải trên địa bàn tỉnh An Giang. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024, 765, 60-74.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018, chuyên đề: Môi trường nước các lưu vực sông. Nhà xuất bản tài nguyên - môi trường và bản đồ Việt Nam. 2019. ISBN: 978-604-952-409-7.
2. Tổng cục thống kê. Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Nhà xuất bản thống kê. 2020. ISBN: 978-604-75-1532-5.
3. Khải, N.M.; Trang, N.T.H.; Linh, N.T.; Đào, C.A.; Cổn, P.M.; Nga, N.T. Nghiên cứu chất lượng nước sông Nhuệ khu vực Hà Nội. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 2012, 28(4S), 111–117.
4. Giao, N.T. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt sông Cái Sắn thuộc ba tỉnh An Giang- Cần Thơ- Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Đất 2021, 62, 51–56.
5. Châu, T.N.; Vân, N.T.T.; Hùng, N.T.; Phúc, N.T.B.; Hương, Đ.T.V. Hiện trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang. Tạp chí Môi trường 2023, Chuyên đề I/2023.
6. Hằng, T.T.M.; Duy, D.Đ.; Khải, N.M. Nghiên cứu chất lượng nước sông Thương đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 762, 27–37.
7. Ly, N.; Giao, N. Surface water quality in canals in An Giang province, Viet Nam, from 2009 to 2016. J. VN Environ. 2018, 10, 113–119.
8. Tuan, P.V. Understanding groundwater use and vulnerability of rural communities in the Mekong Delta: The case of Tra Vinh province, Vietnam. Groundwater Sustainable Dev. 2024, 25, 101095
9. Quân, N.V.; Nga, T.T.H.; Thúy, P.T.; Khải, N.M. Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam. Tạp chí Môi trường 2021, Chuyên đề 1, 31-36.
10. CGIAR/CCAFS và Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Quản lý nước cho cây lúa. 2021. Trực tuyến: http://www.khuyennongvn.gov.vn/Portals/0/Document/Canhtaclua/4%20QU%E1%BA%A2N%20L%C3%9D%20N%C6%AF%E1%BB%9AC.pdf.
11. Viện Môi trường Nông nghiệp. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của ngành nông nghiệp. Báo cáo nhiệm vụ môi trường 2019. 2020.
12. Cục thống kê An Giang. Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2020. 2021.
13. Trực tuyến: https://angiang.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/chi-tiet/sa-hien+trang+moi+truong/cong-bo-hien-trang-moi-truong-tinh-an-giang-giai-doan-2016-2020 (truy cập ngày 30/4/2024).
14. Tổng cục Môi trường. Quyết định số 1460/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019 về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam (VN_WQI) của Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2019.
15. Đa, L.N.; Quỳnh, L.T.P.; Hương, P.T.M. Đánh giá chất lượng nước thải canh tác nông nghiệp khu vực Đông Anh, Hà Nội. Tạp chí Khoa học Công nghệ 2019, 53, 68–72.
16. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang. Công bố kết quả quan trắc môi trường tỉnh An Giang năm 2020, 2021. 2024. Trực tuyến: https://sotainguyenmt.angiang.gov.vn/ (truy cập ngày 30/4/2024).
17. Viện Môi trường Nông nghiệp,. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của ngành nông nghiệp. Báo cáo nhiệm vụ môi trường 2019. 2020.
18. Liên, N.T.K.; Út, V.N.; Phú, T.Q.; Oanh, D.T.H.; Huy, L.Q. Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến Sông Hậu. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ 2016, 43, 68–79. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.138.
19. Giao, N.T. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt sông cái sắn thuộc ba tỉnh An Giang - Cần Thơ - Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Đất 2021, 62, 51–56.
20. Tuấn, Đ.D.A.; Thư, B.A.; Trung, N.H. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt phục vụ khai thác cấp nước cho thành phố Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2019, 55(4A), 61–70.
21. Chau, N.D.G.; Sebesvari, Z.; Renaud, F.; Rosendahl, I.; Minh, Q.H.; Amelung, W. Occurrence and dissipation of the antibiotics sulfamethoxazole, sulfadiazine, trimethoprim, and enrofloxacin in the Mekong Delta, Vietnam. PLoS ONE 2015, 10(7), e0131855.