Tác giả

Đơn vị công tác

1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên; thanh06kontum@yahoo.com.vn

2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; vvthang26@gmail.com

*Tác giả liên hệ: vvthang26@gmail.com; Tel.: +84–986464599

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, thời điểm bắt đầu, kết thúc và các đặc trưng của gián đoạn mưa gió mùa mùa hè trên khu vực Tây Nguyên đã được phân tích dựa trên số liệu mưa tại 12 trạm quan trắc và số liệu tái phân tích của National Centers for Environmental Prediction (NCEP/NCAR) trong thời kỳ 1980-2020. Các giai đoạn gián đoạn mưa được xác định dựa trên so sánh giá trị mưa dị thường và độ lệch chuẩn của chuỗi số liệu mưa tại từng trạm. Biểu đồ phân bố tần suất của số ngày gián đoạn được sử dụng để phân tích các đặc trưng của giai đoạn gián đoạn. Phương pháp phân tích tổng hợp (composite technique) cũng được áp dụng để xác định các đặc trưng quy mô lớn liên quan đến các giai đoạn gián đoạn. Kết quả phân tích cho thấy, các giai đoạn kéo dài chủ yếu từ 5-7 ngày, và số đợt gián đoạn kéo dài trên 7 ngày gần như không đáng kể. Số ngày gián đoạn tăng dần từ đầu mùa mưa, đạt cực đại vào khoảng giữa mùa mưa đối với các trạm ở phía tây của khu vực Tây Nguyên và lệch về cuối mùa mưa tại các trạm ở phía đông của khu vực này. Giai đoạn gián đoạn mùa mưa ở Tây Nguyên liên quan đến sự xuất hiện của dị thường xoáy nghịch mực thấp và sự suy giảm của đôi lưu ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Thành, T.T.; Thủy, T.T.T.; Thăng, V.V. Nghiên cứu phân tích các đặc trưng của gián đoạn mưa gió mùa mùa hè trên khu vực Tây NguyênTạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024765, 15-26.

Tài liệu tham khảo

1. Rajeevan, M.; Gadgil, S.; Bhate, J. Active and break spells of the Indian summer monsoon. J. Earth Syst. Sci. 2010, 119, 229–247.
2. Olaguera, L.M.P.; Matsumoto, J.; Kubota, H.; Cayanan, E.O.; Hilario, F.D. A climatological analysis of the monsoon break following the summer monsoon onset over Luzon Island, Philippines. Int. J. Climatol. 2021, 41, 2100–2117.
3. Xu, K.; Lu, R. Break events of the western North Pacific summer monsoon during 1979–2018. J. Clim. 2022, 35, 463–477.
4. Raghavan, K. Break-monsoon over India. Mon. Weather Rev. 1973, 101(1), 33–43.
5. Ramanadham, R.; Rao, P.V.; Patnaik, J.K. Break in the Indian summer monsoon. Pure Appl. Geophys. 1973, 104, 635–647.
6. Chen, T.C.; Wang, S.Y.; Huang, W.R.; Yen, M.C. Variation of the east Asian summer monsoon rainfall. J. Clim. 2004, 17, 744–762.
7. Annamalai, H.; Slingo, J.M. Active/break cycles: Diagnosis of the intraseasonal variability of the Asian summer monsoon. Clim. Dyn. 2001, 18, 85–102.
8. Guan, W.; Ren, X.; Shang, W.; Hu, H. Subseasonal zonal oscillation of the western Pacific subtropical high during early summer. J. Meteorolog. Res. 2018, 32, 768–780.
9. Guan, W.; Hu, H.; Ren, X.; Yang, X.Y. Subseasonal zonal variability of the western Pacific subtropical high in summer: climate impacts and underlying mechanisms. Clim. Dyn. 2019, 53, 3325–3344.
10. Xu, K.; Lu, R. Break of the western North Pacific summer monsoon in early August. J. Clim. 2015, 28(8), 3420–3434.
11. Xu, K.; Lu, R. Decadal change of the western North Pacific summer monsoon break around 2002/03. J. Clim. 2018, 31(1), 177–193.
12. Olaguera, L.M.P.; Manalo, J.A.; Matsumoto, J. Influence of boreal summer intraseasonal oscillation on rainfall extremes in the Philippines. Int. J. Climatol. 2022, 42, 4656–4668.
13. Bagtasa, G. Influence of Madden–Julian oscillation on the intraseasonal variability of summer and winter monsoon rainfall in the Philippines. J. Clim. 2020, 33, 9581–9594.
14. Pai, D.S; Sridhar, L.; and Ramesh Kumar, M.R. Active and break events of Indian summer monsoon during 1901–2014. Clim. Dyn. 2016, 46, 3921–3939.
15. Ferdoushi, Z.; Quadir, D.A.; Hassan, S.Q. Active and break spells of summer monsoon over Bangladesh. Heliyon 2023, 9(10), e20347.
16. Mậu, N.Đ. Nghiên cứu đánh giá và dự tính biến động của các đặc trưng gió mùa mùa hè ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ Khoa học Trái đất Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2018.
17. Hoa, V.T.M.; Trường, N.M.T. Gián đoạn gió mùa mùa hè trên khu vực Nam Bộ trong các thập kỷ gần đây. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 744(1), 44–56.
18. Tiến, P.M.; Chiều, L.T. Nghiên cứu xác định hình thế thời tiết gây gián đoạn mưa trong mùa gió mùa tây nam ở Tây Nguyên. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2018, 694, 28–34.
19. Tuan, B.M. Extratropical forcing of submonthly variations of rainfall in Vietnam. J. Clim. 2019, 32(8), 2329–2348.
20. Truong, N.M.; Tuan, B.M. Large‐scale patterns and possible mechanisms of 10–20‐day intra‐seasonal oscillation of the observed rainfall in Vietnam. Int. J. Climatol. 2018, 38(10), 3801–3821.
21. Truong, N.M; Tuan, B.M. Structures and mechanisms of 20–60-day intraseasonal oscillation of the observed rainfall in Vietnam. J. Clim. 2019, 32(16), 5191–5212.
22. Van Der Linden, R.; Fink, A.H.; Pinto, J.G.; Phan-Van, T.; Kiladis, G.N. Modulation of daily rainfall in southern Vietnam by the Madden–Julian oscillation and convectively coupled equatorial waves. J. Clim. 2016, 29(16), 5801–5820.
23. Trực tuyến: https://origin.cpc.ncep.noaa.gov/products/analysis_monitoring/ensostuff/ONI_v5.php.
24. Nguyen-Le, D.; Matsumoto, J.; Ngo-Duc, T. Climatological onset date of summer monsoon in Vietnam. Int. J. Climatol. 2014, 34(11), 3237–3250.