Tác giả

Đơn vị công tác

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; lieuminh2011@gmail.com; trantam1810@gmail.com
2 Khoa Địa lí, trường Đại học Sư phậm hà Nội; daongochung69@gmail.com; phuongmai04101998@gmail.com
3 Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tangocha179@gmail.com
*Tác giả liên hệ: lieuminh2011@gmail.com; Tel: +84–989316846

Tóm tắt

Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ góp phần cung cấp nhu cầu lương thực, thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực của người dân. Trong thời qua, tỉnh Phú Thọ đã triển khai việc trồng chè hữu cơ đến nhiều huyện, xã. Việc đẩy mạnh mở rộng sản xuất chè theo hướng hữu cơ có giá trị về mặt kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân và hướng tới một nền nông nghiệp sạch, bền vững. Bằng phương pháp phân vùng khí hậu nông nghiệp dựa trên công cụ LUSET, nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp về điều kiện khí hậu và cảnh báo vùng ô nhiễm không khí đối với cây chè hữu cơ. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc quy hoạch phát triển trồng chè hữu cơ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mang lại hiệu quả cao về kinh tế và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu cho thấy: Vùng rất thích nghi và thích nghi cho cây chè hữu cơ tập trung nhiều nhất ở các huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Nông, Phù Ninh; Vùng ít thích nghi phân bố rải rác ở các huyện Yên Lập và Thanh Sơn.  Một số huyện còn lại như Tân Sơn, TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Lâm Thao, Đoan Hùng hầu hết đều nằm trong vùng không thích nghi đối với phát triển chè hữu cơ.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Liễu, N.T.; Hùng, D.N.; Mai, H.T.P.; Tâm, T.T; Hà, T.T.N. Nghiên cứu phân vùng phát triển chè hữu cơ tại tỉnh Phú ThọTạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024765, 90-100.

Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ Việt Nam. Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ: Nông nghiệp hữu cơ, 2018.

2. Jiang, A.L. Climate and Agriculture in China. In: Yoshino, M.; Domrös, M.; Douguédroit, A.; Paszyński, J.; Nkemdirim, L.C. (eds) Climates and societies – A climatological perspective. The Geo Journal Library, Springer, Dordrecht. 1997, 36, pp. 279–307. https://doi.org/10.1007/978-94-017-1055-8_13.

3. Motha, R.P. Meteorological data to support farming needs. In: Stigter, K. (eds) Applied Agrometeorology. Springer, Berlin, Heidelberg, 2010, pp. 901–907. https://doi.org/10.1007/978-3-540-74698-0_106

4. Jagtap, S.S. Planning sustainable agriculture using agroclimatic database. WMO–CagM. 2001, pp. 85. Available online: https://library.wmo.int/doc_num.php?explnum_id=9164.

5. Stigter, K. Applied agrometeorology, Berlin, Germany: Springer, 2010, XXXVIII, 1100. https://doi.org/10.1007/978-3-540-74698-0.

6. Mischenko, Z.A. Agroclimatic mapping of the continents. WMO, CAgM report, 1984, 23, 1–83.

7. Patel, N.R. Remote sensing and GIS application in agro-ecological zoning. AGM–8, WMO/TD–No. 1182, 2003. Available online: http://www.wamis.org/agm/pubs/agm8/Paper-11.pdf

8. William, G.D.V. Agroclimatic resource analysis on ex. using an index derived and applied for Canada. Agri-Meteorology 1983, 28, 31–47.

9. Thủ tướng chính phủ. Quyết định số: 1579/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2023 về Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. Báo cáo quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 2023.

11. Trực tuyến: https://www.mard.gov.vn/Pages/phu-tho-phat-trien-san-xuat-che-an-toan-theo-huong-huu-co.aspx.

12. Trực tuyến: https://dpi.phutho.gov.vn/so-ke-hoach-dau-tu-phu-tho/quy-hoach-tinh-phu-tho/#. Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

13. Bộ Chính trị. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

14. Tân, P.V. Phương pháp thống kê trong khí hậu. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

15. Khảm, D.V.; Tâm, T.T.; Quyền, N.H. Phương pháp xây dựng bản đồ phân vùng an toàn sương muối, nhiệt độ thấp khu vực Tây Bắc. Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thuỷ văn, Môi trường và Biến đổi Khí hậu, 2012, tr. 168–174.

16. Quyền, N.H.; Quyền, N.H.; Khảm, D.V. Nội suy dữ liệu không gian bằng thông tin viễn thám và GIS phục vụ xây dựng bản đồ sương muối và nhiệt độ thấp vùng Tây Bắc. Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thuỷ văn, Môi trường và Biến đổi Khí hậu, 2012, tr. 203–208.

17. Yen, B.T.; Pheng, K.S.; Hoanh, C.T. LUSET User's guide. International Rice Research Institute, 2006, pp. 15.

18. Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ. 2020.

19. Liễu, N.T.; Tiến, N.Đ. Nghiên cứu phân vùng khí hậu nông nghiệp phục vụ mục địch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2021, 726, 68–75.