Tác giả

Đơn vị công tác

1 Viện Nhiệt đới môi trường; phuongchien0604@gmail.com; dunghvktqsk48@gmail.com; 2ndchinh@gmail.com; anhkienle@gmail.com; sonvittep@gmail.com 

2 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; thanhmh23@wru.vn

3 UBND huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; hongvutnmtbatri@gmail.com

4 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre; lvtan.skhcn@bentre.gov.vn; tbluy.skhcn@bentre.gov.vn

*Tác giả liên hệ: phuongchien0604@gmail.com; Tel.: +84–962334646

Tóm tắt

Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về đặc trưng chế độ thủy động lực khu vực bờ biển Ba Tri tỉnh Bến Tre và ảnh hưởng của bố trí không gian đê giảm sóng kết cấu mềm đối với chế độ thủy động lực học tại bờ biển này. Phương pháp phân tích bằng mô hình toán MIKE21-FM trên cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn tin cậy khác nhau để tính toán chế độ thủy động lực bao gồm chế độ mực nước, dòng chảy và sóng gió mùa cho 1 năm gió mùa giai đoạn từ 2014-2015. Kết quả tính toán cho thấy khu vực chịu tác động của chế độ thủy động lực biển Đông. Chế độ sóng gió mùa khu vực ven biển Ba Tri, tỉnh Bến Tre có hai mùa rõ rệt, mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến giữa tháng 10, mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa gió Tây Nam chiều cao sóng trong thời kỳ này ven biển Tây là khoảng 0,3-0,6 m, trong khi đó mùa Đông Bắc chiều cao sóng khoảng 0,7-1,5 m. Tần suất xuất hiện sóng cao chủ đạo trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, hướng sóng gần như trực diện hoặc xiên góc với đường bờ tạo ra dòng chảy ven bờ gây ra xói lở phía bờ Bắc khu vực bờ biển huyện Ba Tri. Bài báo đã nghiên cứu các ảnh hưởng của bố trí không gian đê giảm sóng mềm đến chế độ thủy động của bãi biển để lựa chọn phương án bố trí không gian tối ưu. Kết quả cho thấy tuyến công trình bố trí cách bờ biển từ 120 -150m cho hiệu quả giảm sóng và dòng chảy đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho chức năng giảm sóng và gây bồi của công trình.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Chiến, T.P.; Dũng, N.V.; Chinh, N.Đ.; Kiên, L.A.; Sơn, N.V.; Thành, M.H.; Vũ, D.H.; Tân, L.V.; Lũy, T.B. Nghiên cứu ảnh hưởng của bố trí không gian đê giảm sóng đối với chế độ thủy động lực học tại bờ biển huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024, 768, 54-64.

Tài liệu tham khảo

1. Sơn, V.H.; Thanh, N.T.; Hoàng, T.M. Đánh giá chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Bến Tre. Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường, Publishing House for Science and Technology, Vietnam Academy of Science and Technology (Publications)”. 2020, tr. 412–415. doi: 10.15625/vap.2019.000168.

2. Pham, H.T.H.; Bui, L.T. Mechanism of erosion zone formation based on hydrodynamic factor analysis in the Mekong Delta coast, Vietnam. Environ. Technol. Innov. 2023, 30. doi: 10.1016/j.eti.2023.103094.

3. Masucci, G.D.; Acierno, A.; Reimer, J.D. Eroding diversity away: Impacts of a tetrapod breakwater on a subtropical coral reef. Aquat Conserv. 2020, 30(2), 290–302. doi: 10.1002/aqc.3249.

4. Frihy, O.E.; El Banna, M.M.; El Kolfat, A.I. Environmental impacts of Baltim and Ras El Bar shore-parallel breakwater systems on the Nile delta littoral zone, Egypt. Environ. Geology 2004, 45(3), 381–390. doi:10.1007/s00254-003-0886-y.

5. Ferrari, M.; Carpi, L.; Pepe, G.; Mucerino, L.; Schiaffino, C.F.; Brignone, M.; Cevasco, A. A geomorphological and hydrodynamic approach for beach safety and sea bathing risk estimation. Sci. Total Environ. 2019, 671, 1214–1226. doi: 10.1016/j.scitotenv.2019.03.378.

6. Candelieri, A.; Archetti, F. Identifying typical urban water demand patterns for a reliable short-term forecasting - The ice water project approach. Procedia Eng. 2014, 1004–1012. doi: 10.1016/j.proeng.2014.11.218.

7. Nugroho, D.; Yovita, I.V.; Sufyan, A.; Mahabror, D.; Rudhy, A. The application of semi-submersible geotextile tubes for coastal protection in Pamekasan, Madura.  IOP Conf. Ser.: Earth Environ. Sci. 2021, 860(1), 012100. doi: 10.1088/1755-1315/860/1/012100.

8. Sulaiman, D.M.; Bachtiar, H.; Taufiq, A.; Hermanto. Beach profile changes due to low crested breakwaters at Sigandu beach, Central Java. Procedia Eng. 2015, 116, 510–519. doi: 10.1016/j.proeng.2015.08.320.

9. Sulaiman, R.B.R.; Mohidin, F.S.M. Establishment of Shoreline Buffer Zone through Rehabilitation of Degraded Coastal Mangroves. MATEC Web Conf. EDP Sci. 2018, 203, 01019. doi: 10.1051/matecconf/201820301019.

10. Oh, Y.I.; Shin, E.C. Using submerged geotextile tubes in the protection of the E. Korean shore. Coastal Eng. 2006, 53(11), 879–895. doi: 10.1016/j.coastaleng.2006.06.005.

11. Saengsupavanich, C.; Ariffin, E.H.; Yun, L.S.; Pereira, D.A. Environmental impact of submerged and emerged breakwaters. Heliyon 2022, 8(12), e12626. doi: 10.1016/j.heliyon.2022.e12626.

12. Tiêu chuẩn Quốc gia. TCVN 12261:2018 Công trình thủy lợi - Kết cấu bảo vệ bờ biển.

13. Khang, N.D.; Hùng, L.M.; Thắng, T.Đ. Kiểm nghiệm việc sử dụng mô hình MIKE21 SW-FM mô phỏng chế độ sóng biển Đông. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi 2011, 3, 15–21.

14. Khang, N.D.; Hoằng, T.B. Chế độ vận chuyển bùn cát vùng ven biển ngoài các cửa sông Mekong và Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi 2015, 25, 86–99.

15. Hồng, L.X.; An, M.T.; Hòa, H.C. Đặc điểm hiện trạng bồi tụ, xói lở bờ biển và cửa sông từ Vũng Tàu đến Hà Tiên. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 2004, 4, 73–81.

16. Chương, L.T.; Hoằng, T.B. Chế độ thuỷ thạch động lực khu vực cửa sông, ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi 2017, 40, 10–22.

17. Thai, T.D.; Long, B.H. Study and application of Symphonie model to compute the hydrodynamic processes in the East Sea. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 2019, 19(4A), 1–15. doi: 10.15625/1859-3097/19/4a/14610.

18. Hoằng, T.B.; Khang, N.D. Tác động của tuyến đê biển Vũng Tàu-Gò Công lên chế độ thủy động lực các khu vực lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi 2012, 12, 5–17.

19. Khang, N.D.; Hùng, L.M.; Thắng, T.Đ. Kiểm nghiệm việc sử dụng mô hình MIKE21 SW-FM mô phỏng chế độ sóng biển Đông. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi 2011, 3, 15–21.

20. Hải, H.Q.; Tuyến, N.N. Xói mòn bờ biển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu. Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ 2011, 14, 17–27.

21. Loc, N.X.; Duc, D.D.; Anh, T.N.; Tung, T.T. Establishing a model for the deep water wave of Vietnam East Sea for calculating detailed hydrodynamics in coastal area. VNU J. Sci.: Earth Environ. Sci. 2021, 37(3), 39–49. doi: 10.25073/2588-1094/vnuees.4680.

22. Nhàn, T.T.; Hùng, P.M.; Tuyên, P.T.H. Ứng dụng mô hình toán để nghiên cứu đặc điểm thuỷ động lực và dự báo bồi tụ, xói lở lòng dẫn sông, kênh chính trên địa bàn tỉnh hậu giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi 2023, 76, 1–7.

23. Hùng, N.T.; Minh, N.Q.; Cương, V.Đ. Nghiên cứu sự biến động theo mùa của chế độ thủy động lực khu vực cửa sông ven biển lưu vực sông Mã. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2016, 4, 32–39.

24. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Báo cáo khảo sát thủy hải văn và bùn cát. Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu biến động của chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển chịu tác động của Dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công” thực hiện năm 2011 - 2014.

25. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu đánh giá tổng thể quá trình xói lở và dự báo diễn biến bờ biển đồng bằng sông Cửu Long phục vụ đề xuất giải pháp nhằm ổn định vùng ven biển” thực hiện năm 2020.

26. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long, đoạn từ Tiền Giang tới Sóc Trăng” thực hiện năm 2022.

27. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định dải bờ biển đoạn từ Sóc Trăng tới Cà Mau” thực hiện năm, 2022.