Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; phamthithuha.hus@gmail.com; vudinhtuan@hus.edu.vn; nguyenlexuanhung_t65@hus.edu.vn; phamanhhung@hus.edu.vn; phamhungson@hus.edu.vn;lequynhmai80@gmail.com; hangttm@hus.edu.vn; phamthivietanh@hus.edu.vn; nguyenmanhkhai@hus.edu.vn; tranthiencuong@hus.edu.vn; luuminhloan@hus.edu.vn; dtnminh@hus.edu.vn
*Tác giả liên hệ: phamthithuha.hus@gmail.com; Tel.: +84–948813688
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá quá trình sinh trưởng và năng suất của cây chè trồng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Hòa Lạc. Nghiên cứu được bố trí tại khu vườn chè Hòa Lạc, theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn đầy đủ (RCBD), thực hiện với 3 công thức thí nghiệm: CT1 (đối chứng, canh tác truyền thống của người dân), CT2 (phân hữu cơ + phân bón lá Organomix với tỉ lệ 1:500), CT3 (phân hữu cơ + phân bón lá Organomix với tỉ lệ 1:300), với 3 lần lặp lại, trên diện tích 360 m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón lá Organomix với tỷ lệ và cách bón phù hợp (phun cả lá và gốc) đã góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng chiều dài thân cây, chiều rộng tán, đường kính gốc và chỉ số diện tích lá của cây chè. Chỉ số SPAD (phản ánh gián tiếp hàm lượng diệp lục có trong lá) không có sự khác biệt nhiều giữa các công thức. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây chè cao nhất ở CT3, gấp 1,45 lần năng suất ở CT2 và 1,5 lần so với CT1 (ĐC). Chỉ tiêu hóa lý và hàm lượng kim loại nặng trong chè khô tại 3 công thức đều đạt theo tiêu chuẩn quy định trong TCVN 11041-6:2018 và QCVN 8-2:2011.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hà, P.T.T.; Tuấn, V.Đ.; Hưng, L.X.; Hùng, P.A.; Sơn, P.H.; Mai, L.Q.; Hằng, T.T.M.; Anh, P.T.V.; Khải, N.M.; Cường, T.T.; Loan, L.M.; Minh, Đ.T.N. Nghiên cứu quá trình sinh trưởng và năng suất chè vụ đông tại khu trồng chè ở Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024, 768, 78-87.
Tài liệu tham khảo
1. Khương, L.T.; Chung, H.V.; Anh, Đ.N. Giáo trình cây chè. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 1999.
2. Bắc, H.V.; Nanseki, T.; Chomei, Y. Hiệu quả lợi nhuận của nông dân trồng chè: Nghiên cứu điển hình về các trang trại an toàn và thông thường ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Môi trường, phát triển và bền vững 2019, 21, 1695–1713.
3. Khanh, N.T. Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp. Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Thái Nguyên. 2010.
4. Mihir, K.P.; Haldar, D.; Debnath, B. Global tea production and business opportunity. Technological Advancements in Product Valorization of Tea Waste, Elsevier, 2023, pp. 1–18.
5. Xiang, Y.; Ni, K.; Shi, Y.Z.; Yi, X.Y.; Zhang, Q.F.; Fang, L.; Ma, L.F.; Ruan, J. Effects of long-term nitrogen application on soil acidification and solution chemistry of a tea plantation in China. Agric. Ecosyst. Environ. 2018, 252, 74–82.
6. FAOSTAT. Food and agriculture data. Available online: https://www.fao.org/faostat/en/#data/QCL.
7. Qiang, X.; Hu, K.; Wang, X.; Wang, D.; Knudsen, M.T. Carbon footprint and primary energy demand of organic tea in China using a life cycle assessment approach. J. Cleaner Prod. 2019, 233, 182–192.
8. Anh, N.T.; Thế, N.T. Hiệu quả và áp dụng sản xuất chè hữu cơ: Bằng chứng từ huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Châu Á - Thái Bình Dương 2019, 3, 201–217.
9. Peng, Y.; Wu, L.; Wang, D.; Fu, J.; Shen, C.; Li, X.; Zhang, L.; Zhang, L.; Fan, L.; Wenyan, H. Soil acidification in Chinese tea plantations. Sci. Total Environ. 2020, 715, 136963
10. Linh, T.T.M. Khảo sát quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ tại Công ty Cổ phần NTEA Thái Nguyên. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm. 2020.
11. Liu, S.X.; Ding, F.H.; Liu, Q.L. Effects of different organic fertilizers on yield, quality and safety of tea. J. Henan Agric. Sci. 2017, 45(12), 45–48.
12. Ye, J.; Wang, Y.; Kang, J.; Chen, Y.; Hong, L.; Li, M.; Jia, Y.; Wang, Y.; Jia, X.; Wu, Z.; Wang, H. Effects of long-term use of organic fertilizer with different dosages on soil improvement, nitrogen transformation, tea yield and quality in acidified tea plantations. Plants 2023, 12(1), 122.
13. Quảng, N.V.; Tâm, N.T.; Nhung, L.T.C.; Mai, N.T.T. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến năng suất và chất lượng chè nguyên liệu búp tươi của giống chè Kim Tuyên tại Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học công nghệ Nông nghiệp Việt Nam 2016, 11(72), 60 - 66.
14. Thảo, H.M.; Mỹ, N.T.C.; Tuấn, N.N.M. Nghiên cứu sử dụng phân bón để nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu búp cho sản xuất trà matcha tại Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Hùng Vương 2021, 23(2), 69–75.
15. Thu, H.T.L.; Vinh, N.Đ.; Ngọc, Đ.V. Ảnh hưởng của phân bón lá và đốn đến năng suất, chất lượng nguyên liệu chế biến chè Ôlong tại Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, 11(4), 492–500.
16. Toàn, T.Q.; Tùng, N.T.; Đức, N.T.; Hoan, Đ.C.; Hương, N.T. Ảnh hưởng của phân bón nhả chậm tới năng suất và hiệu quả kinh tế của cây chè kinh doanh tại huyện tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học công nghệ 2017, 161(1), 45–49.
17. Huế, P.T.; Vân, P.T.T. Khảo nghiệm phân bón vi lượng đất hiếm trên cây chè tại xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Công thương 2022, 7, 384–389.
18. Đại học Quốc gia Hà Nội. Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xã hội, Dự án Phát triển các trường Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, tr. 34–45.
19. Ye, J.; Wang, Y.; Wang, Y.; Hong, L.; Jia, X.; Kang, J.; Lin, S.; Wu, Z.; Wang, H. Improvement of soil acidification in tea plantations by long-term use of organic fertilizers and its effect on tea yield and quality. Front. Plant Sci. 2022 13, 1055900.
20. TCVN 9740:2013: Tiêu chuẩn quốc gia về chè xanh.
21. Liu, J.; Hao, W.; He, Z.; Kwek, E.; Zhao, Y.; Zhu, H.; Liang, N.; Ma, K.Y.; Lei, L.; He, W.S.; Chen, Z.Y. Beneficial effects of tea water extracts on the body weight and gut microbiota in C57BL/6J mice fed with a high-fat diet. Food Funct 2019, 10(5), 2847–2860.
22. Carter, B.E.; Drewnowski, A. Beverages containing soluble fiber, caffeine, and green tea catechins suppress hunger and lead to less energy consumption at the next meal. Appetite 2012, 59(3), 755–761.
23. Aroyeun, S.O. Crude fibre, water extracts, total ash, caffeine and moisture contents as diagnostic factors in evaluating green tea quality. Ital. J. Food Sci. 2013, 25(1), 70–75.
24. Hà, Đ.T. Nghiên cứu công nghệ tách các catechin từ chè xanh (Camellia Sinensis L.), chuyển hóa tạo dẫn xuất o-acetyl catechin và khảo sát hoạt tính dọn gốc tự do của chúng. Luận án Tiến sĩ, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. 2017.
25. Sơn, V.H. Nghiên cứu công nghệ khai thác tổ hợp polyphenol từ lá chè xanh Việt Nam và ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 2011.
26. QCVN 8-2:2011/BYT: Quy định về giới hạn ô nhiễm chì trong thực phẩm. 2011.