Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước Quốc Gia
Tóm tắt
Theo tiêu chuẩn quốc tế về "căng thẳng do khai thác nguồn nước", vào mùa khô mấy năm gần đây, 6 trong số 16 lưu vực sông cả nước ta được xếp loại là "căng thẳng trung bình", 4 lưu vực khác được xếp loại "căng thẳng mức độ cao" trong đó có sông Mã ở tỉnh Thanh Hóa. Trên lưu vực sông Mã, tỷ lệ nước khai thác lên đến gần 80%; trong khi đó nguồn nước mùa khô thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế nên có thể xảy ra thiếu nước cục bộ và bất thường [1]. Bài báo này giới thiệu phương pháp đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước lưu vực sông dựa trên việc tính toán, xác định một số chỉ số cụ thể. Qua đó làm rõ bức tranh về mức độ căng thẳng nguồn nước trên lưu vực sông Mã năm 2010 và các năm tiếp theo đến 2020.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hoàng Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Hà (2017), Đánh giá mức căng thẳng nguồn nước lưu vực sông Mã. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 673, 28-35.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng quan tài nguyên nước quốc gia, Hội đồng quốc gia tài nguyên nước, 2/2009
2. Lập nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Mã, Cục Quản lý tài nguyên nước, 2010
3. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
4. Nghị định số 120/2009/NĐ-CP, ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông;
5. Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước.
6. P. Ahluwalia, 2012, Comprehensive Water Stress Indicator, International SWAT Conference.