Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt

Bài báo trình bày phương pháp ước tính mê-tan phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hà Nội bằng mô hình FOD (phân hủy bậc 1) do IPCC đề xuất năm 2006. Tải lượng CH4 phát sinh đến năm 2015 được ước tính từ số liệu phát sinh CTRSH từ năm 2010. Ước tính tải lượng khí CH4 đến năm 2030 được thực hiện theo hai kịch bản: (KB1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (KB2) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Kết quả cho thấy lượng khí CH4 phát sinh từ CTRSH tại thành phố Hà Nội năm 2015 và 2016 lần lượt là 22.011 tấn/năm (tương ứng với 550.275 tấn CO2 eq/năm) và 24.219 tấn/năm (tương ứng với 605.475 tấn CO2 eq/năm). Dự báo đến năm 2030, tổng lượng phát thải của khí mê-tan là 60.370 tấn/năm (tương đương 1.507.675 tấn CO2 eq/năm) theo KB1 và 26.346 (tương đương 658.650 tấn CO2 eq/năm) theo KB2.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Thái Thị Thanh Minh, Nguyễn Trung Anh (2017), Định lượng phát thải khí mê-tan từ hoạt động chôn lấp rác thải rắn sinh hoạt thành phố Hà Nội. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 673, 43-51.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Anh (11/2005), Sự phát sinh và phát thải khí BCL, phương pháp giảm thiểu, Trường Đại học Dân lập Văn Lang, số 5, Trường Đại học Dân lập Văn Lang.

2. Vũ Minh Anh và cộng sự (2011), Ứng dụng công nghệ sinh thái trong thiết kế và vận hành BCL, Báo cáo khoa học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Xuân Cường (2012), Quản lí và xử lí chất thải rắn, Đại học Huế - Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng trị.

4. Lê Cương (2015), Mô hình và giải pháp quản lí chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, Luận án Tiến sĩ.

5. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính năm 2010 của Việt Nam, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, trang 58.

6. Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội (2015), Báo cáo hiện trạng công tác quản lí chất thải tại thành phố Hà Nội - Tính hìnhhoạt động của Khu Liên hiệp Xử lí Chất thải (LHXLCT) Nam Sơn, 5 trang.

7. Công ty TNHH Hitachi Zosen (2015), Xây dựng chu trình tái chế rác thải thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Dự án xác định hiệu quả của việc giảm phát thải khí CO2 nhằm mở rộng ngành công nghiệp tái chế của Nhật Bản ra thị trường quốc tế năm 2014.

8. Nguyễn Thị Dung (2014), Đánh giá khả năng thu hồi khí nhà kính (CH4, CO2) từ rác thải sinh hoạt hữu cơ theo cách tiếp cận phân tích dòng vật chất (MFA), Luận văn thạc sĩ khoa học

9. Võ Diệp Ngọc Khôi (2014), Nghiên cứu tính toán phát thải khí Methane từ BCL chất thải rắn Khánh Sơn Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật.

10. Nguyễn Võ Châu Ngân và cộng sự (2014), Tính toán phát thải khí Mê-tan từ rác thải sinh hoạt khu vực nội ô thành phố Cần Thơ, Số 31, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 99-105.

11. Nguyễn Thị Khánh Tuyền (2015), Ứng dụng mô hình IPCC 2006 nhằm ước tính phát thải khí mê-tan từ chất thải rắn sinh hoạt thại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Số chuyên đề: Môi trường và biến đổi khí hậu, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 183-192.

12. Tổng luận về công nghệ xử lí chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam (2007), Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

13. Võ Đức Toàn (2012), Đánh giá ảnh hưởng của BCL rác Xuân Sơn, Hà Nội đến môi trường nước và đề xuất giải pháp, Số 39, Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường.

14. Trịnh Ngọc Tuấn và cộng sự (2014), Đánh giá giảm phát thải khí nhà kính của phương pháp ủ so với chôn lấp chất thải rắn ở thành phố Huế, Tập 1, Số 1, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

15. Nguyễn Văn Phước và cộng sự (2010), Công nghệ lên men mê-tan kết hợp với phát điện - giải pháp xử lý rác cho các đô thị lớn, góp phần kìm hãm biến đổi khí hậu, Tập 3, Số M2, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ.

16. Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thả rắn, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

17. Sở kế hoạch và đầu tư (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

18. Sở xây dựng Hà Nội (2014), Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 205, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

19. IPCC (2006), Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories. Intergovernmental Panel on Climate Change.

20. George Tchobanoglous, Frank Kreith (2002), Handbook of solid watse management.

21. EPA (1998), Final report: Green house gas emisson from management of selected materials in municipal solid waste.