Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Tóm tắt

Trong thời gian ba ngày từ 30 tháng 10 đến 01 tháng 11 năm 2008, một đợt mưa lớn diện hông đã xảy ra trên phần lớn khu vực Bắc Bộ, gây ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến giao thõng, nông nghiệp và cuộc sống của nhân dân, đặc biệt tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đây là một trận mưa lịch sử xuất hiện lần thứ hai tại Hà Nội sau gần một phần tư thế kỷ vào thời kỳ đầu mùa đông. Lượng mưa khổng lồ đo được trong thời gian trên tại Hà Nội đạt xấp xì 500 mm và tại Hà Đông hơn 800 mm. Chỉ trong vòng 24 giờ (từ 12h ngày 30/10 đến 12h ngày 31/10/2008, lượng mưa quan trắc tại Hà Đông lên tới 514 mm.

Hướng chủ đạo của hệ thống mưa nằm dọc theo rìa phía tây của Áp cao cận nhiệt đới, nơi mà gió Đông Nam ở tầng thấp thổi liên tục từ Biển Đông vào đất liền trên khu vực Bắc Bộ. Qua phân tích số liệu tái phân tích của Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JRA25), tác giả nhận thấy rằng quá trình cưỡng bức động lực gây ra đợt mưa lịch sử này chỉ có cường độ trung bình. Toàn bộ tầng khí quyển cho tới mực 200 mb đều rất ẩm, gần như bão hòa. Tại khu vực Đông Nam của hệ thống, tầng khí quyển ở giữa khô hơn khu vực Tây Bắc, và quan sát thấy sự bẩt ỗn định của mây đối lưu dưới 4 km. Toàn bộ trường gió trong hệ thống đỗi chiều từ Đông Nam sang hướng Nam và Tây Nam theo độ cao. Độ đứt gió mạnh này có thể được xem là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của hệ thống gây ra đợt mưa lũ lịch sử nói trên.

Lượng mưa dự báo từ các mô hình toàn cầu GEM (Global Environmental Multiscale) của Canada), GFS (Global Forecasting System) của Mỹ) và GSM (Global Spectral Model của Nhật Bản) chỉ dạt khoảng một phần tư (%) so với thực tế. Mõ hình khu vực HRM (High-resolution Regional Model) chạy nghiệp vụ tại Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương với đầu vào từ ba mô hình toàn cầu nói trên, tuy có dự báo được lượng mưa lớn hơn so với các mô hình toàn cầu nhưng so với thực tế cũng chỉ bằng một nửa. Hầu hết các mô hình đều không dự báo được tâm mưa lớn nhất, các vị trí dự bào đều bị lệch về phía Đông Nam so với thực tế. Thật khó có thể xác định được nguyên nhân mà các mô hình dự báo số đã không dự báo được chính xác đợt mưa lịch sử này (cả về vị trí lẫn cường độ) do hiện tượng này chỉ xảy ra một lằn trong vòng 24 năm. Nội dung trong bài báo chủ yếu tập trung vào việc phân tích cấu trúc và các đặc trưng nhiệt - động lực của hệ thống thời tiết đã gây ra đợt mưa đặc biệt này.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Phạm Thị Thanh Ngà, Đỗ Lệ Thủy, Võ Văn Hòa (2009), Nghiên cứu về đợt mưa lớn đặc biệt xảy ra trên khu vực Đông Bắc bộ, từ 30 tháng 10 đến 1 tháng 11 năm 2008. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 579. 19-31.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Thanh Ngà, 2005: Phân tích một số trường hợp mưa lớn dựa trên các sản phẩm từ mô hình số. Hội nghị Khoa học Công nghệ dự báo và phục vụ dự báo KTTV lần thứ VI, tr. 124- 136.

2. Japanese 25-year ReAnalysis (JRA-25)

3. Kato, T, 1998: Numerical simulation of the Band-shaped Torrential rainfall observed over Southern Kyushu, Japan on 1 August 1993. J. Meteor. Soc, Japan. 76, 97-128.