Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam và được xem là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH sẽ làm lưu lượng nước sông Mê Kông giảm từ 2-24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% trong mùa lũ. An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mê Kông chảy vào Việt Nam, nằm trong khu vực ĐBSCL nên có hệ thống sông, rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi chằng chịt với tổng chiều dài hơn 5.500 km, đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thủy. Tác động của BĐKH cũng gây ra nhiều hiện tượng cực đoan như hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn, nước lũ sẽ cao hơn, thời gian ngập lũ sẽ kéo dài hơn, xâm nhập mặn vào sâu hơn. Ngoài ra, việc khai thác nước như hiện nay của các nước trên thượng nguồn cũng làm thay đổi lưu lượng dòng chảy hạ lưu. Với sự thay đổi bất thường của chế độ thủy văn và sự suy giảm nguồn nước, chắc chằn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Đinh Tuấn, Báo Văn Tuy (2014), Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh An Giang và giải pháp ứng phó. Tạp chí Khí tượng thủy văn 645, 21-26.
Tài liệu tham khảo
1. UBND tỉnh An Giang, Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng tỉnh An Giang, An Giang, 2012.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam, Hà Nội, 2011.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, Báo cáo tổng hợp Điều tra, khảo sát khoanh các vùng đất ngập nước đề nghị bảo tồn trên địa bàn tỉnh An Giang, 2005.